Con "quái vật" nhỏ bé này đang nắm giữ bí quyết trường sinh bất tử của nhân loại

Bạn đã từng nghe qua về cơ thể của tôm hùm và sứa có thể trường sinh bất tử rồi phải không? Hôm nay, bạn sẽ được biết đến một chủng loài khác, tuy “nhỏ mà có võ”, đó chính là “quái vật vùng nước ngọt”: thuỷ tức Hydra.

Đây không phải là quái vật Hydra nhiều đầu, có khả năng mọc ra hai đầu mỗi khi một chiếc đầu bị chặt trong thần thoại Hy Lạp đâu nhé. Hydra này là một loài thủy tức nhỏ bé, chỉ dài khoảng 10mm. Vậy tại sao lại nói loài vật tí hon này đang nắm giữ bí quyết trường sinh bất tử?

Đơn giản thôi! Hydra không bị lão hóa. Cũng có thể nói rằng chưa ai từng thấy Hydra già đi bao giờ cả.


Quái vật Hydra trong thần thoại Hy Lạp (trái) và thủy tức Hydra (phải): Trông cũng khá giống nhau nhỉ?

Hẳn là bạn cũng đang tò mò vì sao Hydra không già đi. Đó là một nguyên lý khá đơn giản, có thể áp dụng lên loài người: Hydra có khả năng tái tạo tế bào chết của chúng.

Đặc biệt, cách sắp xếp của tế bào gốc trong cơ thế Hydra đã giúp chúng có khả năng tự tái tạo. Tế bào gốc của chúng có thể phân chia và biến hóa thành bất cứ tế bào nào mà Hydra cần. Điều này có nghĩa là chúng luôn có một nguồn cung cấp tế bào mới. Nhờ thế, Hydra không tự nhiên chết được.

Tế bào gốc của nhiều loài khác, thậm chí cả con người, cũng có khả năng giống y như vậy. Tuy nhiên, thường thì khi tế bào phân chia như thế, về sau chúng sẽ bị thoái hoá và mất khả năng phân chia; nhưng tế bào của Hydra không giống vậy, chúng không bị thoái hoá.


Hydra có khả năng tái tạo tế bào chết của chúng.

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu: họ đem Hydra lên “thiên đàng”. Nói một cách khác, họ đặt Hydra vào một môi trường cực kỳ lý tưởng; tại nơi đây, chúng không bị bỏ đói, và không có loài vật nào đe dọa mạng sống chúng. Trong suốt tám năm, họ theo dõi xem liệu Hydra có bị lão hoá không. Thời gian trôi qua, tỷ lệ chết của Hydra vẫn giữ nguyên, có nghĩa là chúng không thể chết do tuổi già. Điều này cho thấy tế bào của chúng không hề bị suy yếu.

Đây không phải là ý kiến chủ quan của một nhà khoa học nào đó đâu. Daniel Martinez, một nhà sinh vật tại đại học Pomona, đã hai lần cố gắng chứng minh Hydra bị lão hóa. Kết quả là: ông thất bại cả hai lần. Giờ thì ông cũng tin rằng nếu được đặt trong điều kiện lý tưởng, Hydra sẽ bất tử.

Và đây hẳn là “bí kíp” trường sinh bất tử mà con người luôn tìm kiếm. Hydra có thể tái tạo lại tế bào mà không bị thoái hóa, nếu loài người chúng ta làm được như thế, chúng ta cũng sẽ bất tử.

Không dừng lại ở thí nghiệm ấy, các nhà khoa học vui tính còn tìm cách làm Hydra mọc ra những "chiếc đầu" nhúc nhích trên khắp cơ thể nó. Giờ thì nó trông giống quái vật Hydra trong thần thoại Hy Lạp rồi đấy!


Những "chiếc đầu" mọc ra từ cơ thể Hydra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News