Con ruồi to nhất thế giới to đến cỡ nào?

Bạn có biết rằng, con ruồi nhỏ nhất thế giới chỉ có 0,4mm và con ruồi bình thường rơi vào khoảng 8mm...

Tìm hiểu loài ruồi to nhất thế giới

Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều không ưa gì loài ruồi. Chúng là một loài vật phiền nhiễu, đặc biệt bẩn vì mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghĩ rằng ruồi có thể... to bằng lòng bàn tay chưa?

Đó là những cá thể ruồi thuộc 2 nhóm ruồi mydasruồi gỗ (timberflies) và là những cá thể ruồi lớn nhất Trái đất tính đến thời điểm hiện tại.

1. Ruồi Mydas


Gauromydas heros – phân loài ruồi lớn nhất của nhóm ruồi Mydas.

Nhóm ruồi Mydas hay còn gọi là Mydidae có tới hơn 400 loài, xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nóng, ẩm và thảm thực vật cây bụi. Nổi bật hơn hẳn trong nhóm ruồi này là Gauromydas heros (hay Mydas heros).


Ruồi Gauromydas heros có chiều dài cơ thể lên tới 7cm.

Theo nhiều báo cáo, ruồi Gauromydas heros có chiều dài lên tới 7cm (gấp gần 10 lần so với ruồi thông thường). Đây cùng là kích thước lớn nhất loài ruồi có thể đạt tới trong điều kiện môi trường khí hậu hiện nay của Trái đất.


Một chủng loại chưa xác định của loài ruồi Mydas.

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đời sống của ruồi Mydas nhưng theo những gì đã quan sát được, cá thể ruồi đực trưởng thành kiếm ăn từ mật hoa, nhưng ấu trùng của chúng lại là loài ăn thịt.

Cụ thể, những cá thể ruồi đực G. heros sẽ bảo vệ ụ đất - thông thường là tổ của một loài kiến - để ruồi cái sẽ đẻ trứng vào đó. Thức ăn của những ấu trùng này chính là ấu trùng của các loài côn trùng sống nhờ vào chất thải của kiến.

Một số loài ruồi khác như: Mydas ventralis cũng có tập tính bảo vệ lãnh thổ. Trong đó, những cá thể ruồi đực thường đậu trên cao, quan sát xung quanh và sẵn sàng chiến đấu với địch thủ cùng loài.


Ruồi Mydas ventralis có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt.

2. Ruồi gỗ

Ruồi gỗ có tên khoa học là Pantophthalmidae sống ở các vùng Trung và Nam Mỹ. Sở dĩ chúng được gọi là ruồi gỗ là vì ấu trùng của chúng nở và sống trong các thân cây chết khô.

Để làm được điều này, ấu trùng ruồi gỗ có cơ hàm dưới phát triển lớn. Nếu có số lượng lớn trong một cây, chúng ta có thể nghe thấy tiếng gặm của nhau cách xa từ vài mét.


Một cá thể ruồi gỗ trưởng thành - loài Pantophthalmus tabaninus.

Ấu trùng của ruồi gỗ lớn lên nhờ nhựa cây. Tuy nhiên, gỗ lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó chúng cần một khoảng thời gian kéo dài trong nhiều tháng để trưởng thành. Các khoa học gia cho biết, chính quá trình này đã khiến chúng đạt được kích cỡ "khổng lồ" so với đồng loại.


Chiều dài của ruồi Pantophthalmus tabaninus lên tới 8cm (chưa tính cánh).

Những cá thể lớn nhất trong nhóm ruồi gỗ có chiều dài từ đầu tới vùng bụng khoảng 8cm (chưa tính cánh). Trong đó, riêng sải cánh của loài ruồi Pantophthalmus bellardi đã đạt 8,5cm (gấp 10 lần so với ruồi thông thường).

Tuy nhiên khác với ấu trùng, cá thể ruồi trưởng thành lại có cơ hàm kém phát triển hơn, do đó chúng gần như không ăn. Vòng đời của ruồi gỗ chỉ kéo dài vài tuần và cũng khá... đơn điệu: giao phối, đẻ trứng và... chết đi.


Ruồi gỗ đực (trái) và cái (phải) thuộc loài Pantophthalmidae.

Dù có kích cỡ khổng lồ cùng vẻ ngoài khá dữ dằn nhưng hầu hết ruồi gỗ đều vô hại. Do đó, thay vì phải "hung hăng" chống trả như những loài ruồi khác, ruồi gỗ có cách phòng thủ đặc biệt hơn, bằng cách bắt chiếc một loài côn trùng đáng sợ khác là ong bắp cày.


Ruồi gỗ cái có bộ phận dài và nhọn ở đuôi giống của loài ong.

Ở phần bụng của ruồi gỗ cái có một bộ phận dài và nhọn, trông giống như nọc độc đáng sợ của ong bắp cày. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là... ống đẻ trứng, nhưng cũng đủ để đe dọa phần lớn kẻ thù.


Bộ phần đầu của ruồi gỗ thuộc loài opetiops alienus.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News