Con sông chuyển màu đỏ máu khiến dân Nga lo sợ

Hiện tượng nước sông chuyển màu đỏ rực như máu khiến những người dân ở một thành phố Nga lo sợ về ảnh hưởng đến nguồn nước uống.

Con sông nhỏ Molchanka chảy qua thành phố Tyumen, Nga, bất ngờ chuyển thành màu đỏ, gây hoang mang cho người dân địa phương cũng như các chuyên gia, Mirror hôm qua đưa tin. Các nhà chức trách ở phía tây Siberia chưa công bố kết quả kiểm tra mẫu nước lấy từ dòng sông nhưng nhiều cư dân nghi ngờ nguyên nhân do chất hóa học chưa rõ nguồn gốc xả xuống nước.

Con sông chuyển màu đỏ máu khiến dân Nga lo sợ
Con sông nhỏ Molchanka chảy qua thành phố Tyumen, Nga, bất ngờ chuyển thành màu đỏ.

"Sông Molchanka chuyển thành màu đỏ hay đỏ cam cách đây khoảng một tuần. Màu nước bất thường có thể thấy rõ nhất ở các khu dân cư Novotarmansky và Molchanova", Maria Parashchenko, một người dân ở làng Novotarmansky, cho biết.

"Chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định nào về nguyên nhân khiến nước sông đổi màu. Chúng tôi chưa bao giờ gặp hiện tượng này trước đây, do đó chúng tôi đang chờ kết quả kiểm tra", một phát ngôn viên của cơ quan chính phủ Rosprirodnadzor cho biết.

"Chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác định nguồn gây ô nhiễm. Các nhà chức trách từ Cơ quan Giám sát Liên bang và chính quyền tỉnh Tyumen đang đi dọc dòng sông để kiểm tra nếu có cơ sở kinh doanh xả thải. Chúng tôi đã lấy mẫu nước dọc khu vực bị ô nhiễm và hy vọng có thể làm sáng tỏ sự việc trong vài ngày tới", Alexander Rein, người đứng đầu Cơ quan Tài nguyên nước và Sinh thái tỉnh Tyumen, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tuyết rơi dày tại thác Bạc, Ô Quí Hồ (Sa Pa)

Tuyết rơi dày tại thác Bạc, Ô Quí Hồ (Sa Pa)

Từ khoảng 8h sáng 31/1, tuyết bắt đầu rơi ở thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ. Nhiệt độ ở Sa Pa sáng sớm nay khoảng 1 độ C.

Đăng ngày: 31/01/2018
Nhiệt độ toàn cầu tăng làm thay đổi vóc dáng của loài chim

Nhiệt độ toàn cầu tăng làm thay đổi vóc dáng của loài chim

Việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên đã khiến cho vóc dáng của các loài chim nhỏ hơn so với trước đây và làm gia tăng mức độ lo ngại về sức khỏe của loài vật này.

Đăng ngày: 31/01/2018
37 ngày không khí sạch trong năm, Hà Nội ô nhiễm hơn Jakarta

37 ngày không khí sạch trong năm, Hà Nội ô nhiễm hơn Jakarta

Chỉ số ô nhiễm không khí trung bình năm tại Hà Nội năm 2017 cao gấp 4 lần mức có thể chấp nhận theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đăng ngày: 30/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News