Côn trùng tìm phấn hoa như thế nào?

Hoa có rất nhiều cách để báo hiệu cho côn trùng biết bông nào có phấn, ví dụ như bằng màu sắc, mùi hương và thậm chí cả những biến đổi dòng điện.

Khi các loài côn trùng thụ phấn đậu trên một bông hoa là lúc chúng thực hiện một nhiệm vụ: Đó là tìm kiếm mật hoa ngọt ngào để ăn và cất những hạt phấn hoa bổ dưỡng khác đem về cho con non.

Nhưng làm thế nào để chúng biết tìm phấn hoa ở đâu?

Về lý thuyết, việc này rất đơn giản: một bông hoa tỏa ra những hạt bụi li ti có mùi thơm, vị ngon mà chúng nhìn thấy ngay trong tầm mắt, giúp chúng biết ngay lập tức phải bay đến đấy. Nhưng thực tế thì khác hơn thế nhiều.

Nhà sinh vật học Casper van der Kooi ở Trường đại học Groningen, Hà Lan - chuyên gia nghiên cứu về tiến hóa màu sắc của hoa - cho biết: "Đối với các loài cây, phấn hoa là để sinh sản. Mục đích của việc tạo ra loại bột này là để phát tán giao tử hoặc tế bào sinh sản của bông hoa này sang bông hoa khác để tạo nên mầm sống".

Côn trùng tìm phấn hoa như thế nào?
Một số loài ong thích màu tím hơn các màu khác. (Ảnh: Adrew Graham/Getty Images).

Các loài cây cần có sự giúp sức của côn trùng thụ phấn là vì thế. Việc tạo ra phấn hoa cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, vì thế nếu côn trùng ăn hết phấn hoa hoặc hoa gặp phải loài thụ phấn không phù hợp, năng lượng mà cây tạo ra cho mục đích sinh sản trở nên vô ích.

Vì thế, đối với hầu hết các loài cây, phấn hoa được giấu đi, khiến cho các loài côn trùng gặp khó khăn hơn mới tìm được. Nhưng các loài cây cũng không thể "giấu tiệt" phấn hoa, bởi nếu thế thì côn trùng sẽ không đến thăm nữa.

Cho nên, thay vì báo hiệu một cách trực tiếp cho côn trùng, các loài cây thường sử dụng những tín hiệu mờ ảo nhằm phát đi thông tin để cho côn trùng phát hiện được một số tín hiệu nhất định và quyết định đến thăm loài hoa nào.

Tín hiệu thị giác là một trong những hình thức giao tiếp chính giữa cây và côn trùng thụ phấn. Hoa có nhiều màu sắc và côn trùng có mối liên hệ bẩm sinh với những thứ sặc sỡ.

Một số loài hoa còn có chỉ dẫn mật hoa, tức là những hình mẫu chỉ có thể nhìn thấy trong quang phổ tia cực tím, để chiếu sáng lối đi dẫn đến chỗ có mật hoa và phấn hoa để cho côn trùng đi theo. Đã có nhiều nghiên cứu cho biết những chỉ dẫn mật hoa này cũng như sắc độ của hoa có thể thay đổi khi phấn và mật hoa giảm sút, ví dụ như hoa ngũ sắc sẽ đổi màu từ vàng sang đỏ.

Mùi hương cũng là một hướng dẫn về số lượng phấn hoa. Hoa tỏa ra tất cả các hợp chất hóa học vào không khí và côn trùng có thể đón bắt được tín hiệu khứu giác này. Một số loài cây có thể điều chỉnh lượng hóa chất chúng tỏa ra như một tín hiệu bổ sung. Ví dụ hoa việt quất đã tiến hóa để có thể tỏa ra mùi hương ít hơn sau khi đã được thụ phấn.

Côn trùng thụ phấn cũng có thể phát hiện được các tín hiệu tinh tế khác. Một ví dụ rất thú vị là điện trường. Các bông hoa có điện trường rất yếu và bị ảnh hưởng bởi hình dạng của hoa. Điện trường này cũng có thể bị phá vỡ sau khi một con côn trùng nào đó ghé thăm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ong nghệ và một số côn trùng khác có thể nhận biết được những bông hoa đã mất điện trường nhờ cảm ứng ở những sợi lông đặc biệt của chúng.

Nhưng cuối cùng thì cách mà các loài côn trùng quyết định tìm phấn hoa ở đâu cũng rất khác nhau tùy theo đặc tính từng loài. Hoa cũng có thể phát triển để tạo ra những mối quan hệ phù hợp với các loài côn trùng thụ phấn hữu ích cho chúng và làm ảnh hưởng đến cách côn trùng đưa ra lựa chọn tìm phấn hoa.

Một số loài hoa, như bồ công anh chẳng hạn, để phấn hoa ở nơi dễ thấy nên thu hút rất nhiều loài côn trùng thụ phấn. Trong khi đó, hoa cà chua, loài hoa chỉ dựa vào ong để thụ phấn, lại giấu phấn hoa trong những cấu trúc của mình để thu hút riêng loài côn trùng này mà thôi.

Ngoài ra, các loài côn trùng khác nhau cũng bị thu hút bởi các màu sắc khác nhau. Ví dụ ruồi thường thích màu vàng, còn ong thích màu xanh dương…

Thậm chí là quyết định xem loài hoa nào thu hút nhất cũng còn tùy vào từng cá thể côn trùng. Từng con côn trùng trong một bầy có thể có quyết định khác nhau tùy vào kinh nghiệm của chúng về môi trường xung quanh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Gạo lai thịt bò: Thực phẩm bền vững hứa hẹn thay thế thịt trong tương lai

Gạo lai thịt bò: Thực phẩm bền vững hứa hẹn thay thế thịt trong tương lai

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc lần đầu tiên đã tạo ra gạo thịt bò bằng cách nuôi cấy tế bào gốc mỡ và cơ xương bò trong hạt gạo.

Đăng ngày: 19/02/2024
Rừng Amazon không còn chịu nổi áp lực, có nguy cơ sụp đổ

Rừng Amazon không còn chịu nổi áp lực, có nguy cơ sụp đổ

Nghiên cứu mới nhất cảnh báo rừng Amazon đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực, có thể khiến hệ sinh thái khổng lồ này sụp đổ sau năm 2050.

Đăng ngày: 19/02/2024
Loài vật giao phối nhanh nhất thế giới, chỉ mất vỏn vẹn 1 giây

Loài vật giao phối nhanh nhất thế giới, chỉ mất vỏn vẹn 1 giây

Loài động vật này thậm chí chỉ cần chưa đầy 1 giây là đã có thể giao phối với nhau nhanh như chảo chớp.

Đăng ngày: 16/02/2024
Khám phá cực thú vị về các loài côn trùng họ nhà châu chấu

Khám phá cực thú vị về các loài côn trùng họ nhà châu chấu

Trong thế giới côn trùng, bộ Cánh thẳng (Orthoptera) quy tụ các loài châu chấu, cào cào, dế... Chúng có đặc điểm chung là có hai đôi cánh thẳng, chân sau thường lớn và dùng để nhảy.

Đăng ngày: 12/02/2024
Vi khuẩn và nấm gây bệnh

Vi khuẩn và nấm gây bệnh "hung hãn" hơn trên Trạm vũ trụ quốc tế

Nghiên cứu nhận thấy rau diếp và các loại cây khác dễ bị nhiễm vi khuẩn trong không gian hơn trên Trái đất.

Đăng ngày: 01/02/2024
Loài kiến xâm hại khiến sư tử ăn ít ngựa vằn hơn

Loài kiến xâm hại khiến sư tử ăn ít ngựa vằn hơn

Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài kiến phàm ăn đang gây ra phản ứng dây chuyền đe dọa sư tử bởi chúng bị mất nơi ẩn nấp để rình mồi.

Đăng ngày: 30/01/2024
Mỹ cảnh báo vi khuẩn cực độc có trong thực phẩm

Mỹ cảnh báo vi khuẩn cực độc có trong thực phẩm

Nghiên cứu mới cho biết vi khuẩn Listeria thường xuất hiện trong thực phẩm được các vi sinh vật tạo lớp màng sinh học bảo vệ ảnh hưởng từ các loại thuốc khử trùng.

Đăng ngày: 30/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News