Công bố nguyên nhân cái chết của Gagarin
Phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ tử nạn khi máy bay của ông bổ nhào để tránh một khinh khí cầu vào năm 1968, các tài liệu vừa được giải mật của chính phủ Nga cho thấy.
Ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin cùng con tàu Phương Đông bay lên quỹ đạo trái đất, trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Bảy năm sau, vào ngày 27/3/1968, ông tử nạn trong một chuyến bay tập khi một chiếc phi cơ chiến đấu MiG-15 chở ông và huấn luyện viên bay Vladimir Seryogin lao xuống đất.
Do giới chức Liên Xô cũ chưa bao giờ công bố thông tin cụ thể về nguyên nhân cái chết của Gagarin, nhiều lời đồn đoán đã lan truyền trong dư luận. Người ta cho rằng máy bay chở Gagarin rơi do hạ độ cao đột ngột để tránh chướng ngại vật, thiếu oxy trong buồng lái hoặc tác động từ phi cơ khác.
Nhà du hành Yuri Gagarin chuẩn bị bay vào vũ trụ cùng tàu Phương Đông hôm 12/4/1961. Ảnh: RIA Novosti.
50 năm sau ngày Gagarin bay vào vũ trụ, hôm 8/4, chính phủ Nga công bố hơn 700 trang tài liệu về Yuri Gagarin dưới dạng một cuốn sách. Trong cuốn sách có những trang nói về cái chết của ông.
Cuốn sách cho biết các điều kiện thời tiết trong ngày 27/3/1968 rất phức tạp và động tác bổ nhào mà Gagarin hoặc Seryogin thực hiện đã đưa phi cơ vào tình thế cực kỳ nguy hiểm.
Alexander Stepanov, giám đốc Cơ quan Lưu trữ liên bang Nga, thông báo ủy ban điều tra cái chết của Gagarin kết luận rằng nguyên nhân nhiều khả năng nhất của vụ tai nạn là máy bay của ông bổ nhào quá gấp khi tránh một bóng thám không.
Tuy nhiên, theo Stepanov, ủy ban điều tra cũng để ngỏ nguyên nhân khác, có khả năng xảy ra thấp hơn, của vụ tai nạn. Đó là phi cơ rơi khi bổ nhào để tránh một đám mây phía trên.
Stepanov nói ông hy vọng việc công bố nguyên nhân cái chết của Gagarin sẽ dập tắt những lời đồn đại về cái chết của anh.
Giới chức Liên Xô đã thành lập một ủy ban điều tra cái chết của Gagarin ngay sau khi vụ tai nạn máy bay xảy ra. Các tài liệu được giải mật cho thấy, kết luận của ủy ban điều tra được nêu trong một sắc lệnh của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô vào ngày 28/11/1968. Sắc lệnh được đóng dấu “tuyệt mật”. Ông Leonid Brezhnev, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao lúc đó, đã ký vào văn bản kết luận của ủy ban điều tra.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
