Công dụng đặc biệt của loài cây kịch độc mọc khắp Việt Nam

Chất kịch độc của loài cây dùng làm phương pháp đánh bắt cá độc đáo, nó còn có nhiều tác dùng không ngờ.

Thuốc cá hay dây mật (Derris elliptica) là tên gọi của một loài dây leo thuộc họ Đậu, mọc phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, gồm Việt Nam, và các đảo phía Tây Nam Thái Bình Dương.


Chất độc của cây thuốc cá có tác dụng như thuốc trừ sâu hữu cơ.

Loài cây này có rễ chứa nhiều rotenon, một chất cực độc đối với các loài cá, bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống, nhưng chỉ độc vừa phải với người và loài các động vật máu nóng.

Từ xa xưa, ở Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực, cư dân bản địa đã biết tận dụng độc tính của cây thuốc cá để thực hiện một phương pháp đánh bắt cá độc đáo. Rễ cây thuốc cá sẽ được nghiền nát và ném xuống nước ở nơi có nhiều cá. Cá bị choáng hoặc bị chết do độc tố rotenon sẽ nổi lên mặt nước, có thể vớt dễ dàng.

Chất độc của cây thuốc cá cũng có tác dụng như một loại thuốc trừ sâu hữu cơ, dùng để kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng, chống ký sinh trùng trên gia súc hoặc loại bỏ côn trùng có hại trong nhà.


Rễ cây thuốc cá có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế thuốc tẩy giun.

Dù có nguồn gốc sinh học, các chuyên gia trong lĩnh vực sinh thái và trồng trọt hữu cơ không coi thuốc trừ sâu từ cây thuốc cá là tốt về sinh thái vì nó có tác động tiêu cực đến môi trường nếu bị lạm dụng.

Trong lĩnh vực y dược, rễ cây thuốc cá có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế thuốc tẩy giun và thuốc chữa ghẻ.

Cây thuốc cá có chiếc lá mọc so le, hoa nhỏ, màu hồng. Quả cây thuốc cá có dạng giống quả đậu dài 3–10 cm, có 1-5 hạt, chứa độc tố mạnh, nếu ăn nhầm phải quả này sẽ ngộ độc, rất nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tác hại không ngờ của việc tắm mỗi ngày

Tác hại không ngờ của việc tắm mỗi ngày

Hầu hết mọi người tắm ít nhất một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tần suất như vậy là quá nhiều, không tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 21/03/2025
Loại quả có vị chua chát là “thuốc chống ung thư tự nhiên”, hạ đường huyết hiệu quả

Loại quả có vị chua chát là “thuốc chống ung thư tự nhiên”, hạ đường huyết hiệu quả

Vì có vị chát nên loại quả này khá “kén” người ăn, thế nhưng ít ai biết rằng nó lại là vị thuốc phòng ung thư, đường huyết cực hiệu quả.

Đăng ngày: 21/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News