Cống La Mã vẫn có thể sử dụng sau 2.300 năm

Hệ thống cống cổ đại dài hàng trăm mét ở trong tình trạng tốt đến mức có thể đưa vào sử dụng ngày nay để thoát nước mưa.

Hệ thống đường hầm 457m nằm dưới thành phố Pompeii của Italy lúc đầu được xây để thoát nước từ sườn đồi chảy xuống trung tâm đô thị. Kết quả phân tích mạng lưới đường hầm cho thấy chúng gần như nguyên vẹn sau hàng thiên niên kỷ và vẫn trong tình trạng cực tốt.


Một đường hầm bên trong hệ thống cống La Mã. (Ảnh: Ancient Origins).

"Lối vào cống bị chắn nhưng do vấn đề hiện nay trong việc thoát nước mưa, chúng tôi sẽ bắt đầu sử dụng cống trở lại", Massimo Osanna, giám đốc Công viên khảo cổ Pompeii, cho biết. "Việc tái sử dụng cống là chứng nhận cho trình độ kỹ thuật xuất sắc thời đó".

Công viên Khảo cổ Pompeii hợp tác với các chuyên gia nghiên cứu hang động đến từ Hiệp hội Cocceius trong dự án mới. Từ năm 2018, họ đã cẩn thận đánh giá 457 m đường hầm có kích thước đủ rộng để một người trưởng thành chui lọt. Khoảng 457m còn lại sẽ trải qua phân tích tương tự để xác định tình trạng và kết luận liệu mạng lưới có phù hợp cho việc sử dụng lần nữa hay không.

Hai hố đào gần tượng Nhân Mã giữa thành phố cung cấp lối vào hệ thống cống. Hệ thống này dẫn xuống đồi bên dưới khu phố Via Marina và dãy biệt thự Imperial Villa. Hệ thống cho phép dẫn nước mưa từ thành phố Pompeii ra biển. Mạng lưới khá phức tạp nhưng có kết cấu hợp lý và xây trong ba giai đoạn.

Lúc đầu, hệ thống được xây vào cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên khi người Samnite sinh sống trong thành phố trước khi người La Mã đến. Sau đó, người La Mã mở rộng hệ thống cống nước trong thế kỷ I trước Công nguyên. Bằng chứng trong đường hầm cho thấy phần cuối cùng của công trình được xây vài năm trước khi núi lửa Vesuvius phá hủy thành phố.

"Dự án khám phá đường hầm nằm trong danh sách hoạt động của công viên khảo cổ Pompeii, giúp mở rộng hiểu biết của chúng ta về khu vực", Massimo Osanna, tổng giám đốc công viên khảo cổ Pompeii, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài

Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 28/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News