Công nghệ có phải là cứu cánh cho nền nông nghiệp tương lai?
Giờ đây, người nông dân có thể kết nối những thiết bị thông minh bằng Internet, chẳng hạn các cảm biến và thiết bị xử lý, để cải tiến canh tác nông nghiệp.
Đến năm 2050, dân số trên Trái đất sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ người. Khi ấy, nhu cầu thực phẩm sẽ tăng 70%, nhu cầu canh tác nông nghiệp phục vụ con người và gia súc tăng ít nhất gấp đôi. Những nhu cầu này đang định hình thị trường nông nghiệp theo cách mà con người chưa bao giờ thấy trước đây. Trong tình hình ấy, áp dụng công nghệ cải tiến vào canh tác nông nghiệp là cách thức hữu hiệu và cần thiết.
Công nghệ đã chẳng còn là khái niệm quá xa lạ với ngành nông nghiệp.
Trên thực tế, công nghệ đã chẳng còn là khái niệm quá xa lạ với ngành nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ Internet of Things (IoT). Bên cạnh công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo, IoT đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp. Giờ đây, người nông dân có thể kết nối những thiết bị thông minh bằng Internet, chẳng hạn các cảm biến và thiết bị xử lý, để cải tiến canh tác nông nghiệp.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Liệu số lượng nông dân sử dụng IoT đã đủ? Và liệu họ có thể sử dụng bền vững hay không?
Internet vạn vật cho nông nghiệp
Con người có thể sử dụng IoT trong canh tác nông nghiệp bằng nhiều phương thức. Một trong những ví dụ hay ho nhất chính là nông nghiệp chính xác. Đây là phương pháp quản lý đất nông nghiệp theo cách phân khu và nhắm đến mục tiêu riêng biệt.
Lấy ví dụ trang trại gia súc. Bằng cách ứng dụng công nghệ Precision Farming Technologies (PFT), người chăn nuôi có thể theo dõi từng con gia súc ở trang trại, bao gồm theo dõi nhiệt độ, mức độ dinh dưỡng, hoặc thậm chí tình trạng sức khỏe. Điều này cho phép họ xác định những con vật bị bệnh - từ đó kịp thời chăm sóc và chữa trị. Trong ví dụ này, IoT cho thấy khả năng cung cấp các thông tin cần thiết và đảm bảo sức khỏe vật nuôi, góp phần làm giảm những tổn thất không mong đợi.
Một ví dụ khác về công nghệ IoT trong nông nghiệp là Variable Rate Technology (VRT). Công nghệ này cũng tương tự nông nghiệp chính xác. Tuy nhiên thay vì theo dõi vật nuôi, VRT theo dõi việc cấy cày, trồng trọt ở từng khu vực cụ thể bằng cách sử dụng nhiều hệ thống định vị toàn cầu khác nhau.
Vườn nho thông minh
Một trong những ví dụ điển hình nhất về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp là các vườn nho thông minh. Nho là giống cây trồng cần những điều kiện khí hậu ổn định nhất định. Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy những người trồng nho luôn phải chuẩn bị cho những thay đổi này hoặc cho những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.
Do đó hiện nay rất nhiều người trồng nho đã sử dụng các cảm biến để thu thập dữ liệu môi trường, các hình ảnh và thông tin về thành phần của và lưu trữ trên nền tảng đám mây. Từ đó, họ sẽ có dữ liệu để lên kế hoạch canh tác theo ngày một cách chuẩn xác hơn.
Canh tác thông minh hơn
Canh tác một cách thông minh đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trước tiên, người nông dân cần hiểu rằng công nghệ không thể thay thế hoàn toàn trách nhiệm của họ. Hãy nhớ lại những phương thức canh tác nông nghiệp không ổn định trước kia, chẳng hạn phương thức tưới tiêu khắc nghiệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát gần ¼ số đất nông nghiệp trong vòng 25 năm qua. Đây là một mất mát rất lớn, trong khi dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng thêm 2 tỷ người trong cùng khoảng thời gian.
Điều này chứng minh thực tế rằng người nông dân phải biết suy nghĩ và phải áp dụng những phương thức canh tác thông minh và phù hợp nhất. Khi ấy, công nghệ cải tiến là điều rất cần thiết.
Dĩ nhiên, IoT hay công nghệ không phải là con đường duy nhất. Còn rất nhiều phương thức canh tác thông minh khác, điển hình là thủy canh. Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Thay vào đó, cây được trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc các giá thể khác (cát, trấu, vỏ xơ dừa,....). Thủy canh giúp tiêu tốn ít nước hơn, kiểm soát nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời cải thiện năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, phương thức này không cần sử dụng thuốc diệt cỏ.
Thay đổi để cải thiện là những gì chúng ta thực hiện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững. Khi ấy, nông nghiệp trên toàn thế giới cần phải được áp dụng những công nghệ hiện đại để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho nhân loại trong vài thập kỷ tới.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
