Công nghệ in nội tạng 3D mới nhanh gấp 10 -50 lần kỹ thuật hiện có

Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã tiết lộ một phương pháp in 3D nội tạng mới lạ, hứa hẹn mở ra một chân trời mới cho ngành sản xuất nội tạng nhân tạo một cách nhanh chóng.

Theo hãng tin RT (Nga), nhóm nghiên cứu tại Đại học Buffalo, New York (Mỹ) đã công bố đoạn video dài 7 giây giới thiệu quy trình in 3D bàn tay người bằng công nghệ mới. Đáng kinh ngạc là quy trình này được thực hiện chỉ trong 19 phút. Trong khi đó, quá trình in 3D bằng kỹ thuật thông thường phải mất tới tận 6 giờ mới có thể tạo ra một bàn tay nhân tạo.


In 3D bàn tay người bằng công nghệ mới. (Ảnh: Đại học Buffalo).

“Công nghệ mà chúng tôi phát triển nhanh hơn gấp 10 đến 50 lần so với tiêu chuẩn của ngành sản xuất nội tạng nhân tạo. Nó hoạt động với kích thước mô hình lớn mà trước đây rất khó đạt được", Phó Giáo sư Tiến sĩ Kỹ thuật Y sinh Ruogang Zhao, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật in li-tô lập thể và sử dụng hydrogel, một chất giống như thạch được sử dụng để sản xuất tã giấy, kính áp tròng và quan trọng nhất là giá thể trong kỹ thuật mô.

Nhóm nghiên cứu của Đại học Buffalo đã phát triển được các mô hình hydrogel có quy mô cm. Điều này có thể giúp hạn chế sự biến dạng của các cấu trúc đôi khi gặp phải trong các phương pháp in 3D khác.

Theo bà Chi Zhou, đồng tác giả của nghiên cứu, phương pháp này rất lý tưởng trong việc in các tế bào có mạng lưới mạch máu, một viễn cảnh vô cùng khó khăn ở thời điểm hiện tại. Nhưng có lẽ trong tương lai gần, sẽ có nhiều công nghệ y tế phổ biến hơn.

Những tiến bộ của nghiên cứu này có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực in 3D nội tạng, hứa hẹn có thể cứu sống nhiều sinh mạng trên toàn thế giới trong tương lai. Chỉ tính riêng năm 2018, đã có 146.840 ca cấy ghép nội tạng được thực hiện trên toàn thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người

Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Đăng ngày: 04/01/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 26/12/2024
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News