Công nghệ lượng tử giúp sạc xe điện trong 9 giây

Các nhà nghiên cứu cho rằng ứng dụng công nghệ pin lượng tử giúp tốc độ sạc tăng gấp 200 lần, mở ra tiềm năng ứng dụng lớn.

Những cải tiến vượt bậc trong công nghệ pin giúp người lái xe điện ngày nay có thể đi được những quãng đường dài. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với một khó khăn lớn là tốc độ sạc pin chậm. Hiện tại, xe điện thường mất khoảng 10 tiếng để sạc đầy tại nhà. Những bộ sạc siêu nhanh tại các trạm sạc cũng cần 20 - 40 phút cho xe đầy pin. Điều này khiến người dùng cảm thấy bất tiện và tốn thêm chi phí.

Công nghệ lượng tử giúp sạc xe điện trong 9 giây
Minh họa xe điện ngày nay (trên) với xe điện tương lai dùng công nghệ pin lượng tử (dưới) giúp tốc độ sạc tăng gấp 200 lần. (Ảnh: IBS)

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học thử tìm kiếm câu trả lời trong lĩnh vực vật lý lượng tử và phát hiện, công nghệ lượng tử có thể hứa hẹn những cơ chế mới giúp sạc pin nhanh hơn. Công nghệ pin lượng tử được đề xuất lần đầu tiên trong một nghiên cứu xuất bản năm 2012 của hai nhà khoa học Robert Alicki và Mark Fannes. Giả thuyết đặt ra là các tài nguyên lượng tử, ví dụ rối lượng tử, có thể dùng để tăng tốc đáng kể quá trình sạc pin bằng cách sạc tất cả tế bào (cell) trong pin cùng lúc theo kiểu tập hợp.

Pin hiện đại dung lượng cao có thể gồm rất nhiều tế bào. Trong pin truyền thống, các tế bào được sạc song song độc lập với nhau. Ưu điểm của sạc tập hợp so với sạc song song có thể đo lường bằng "lợi thế sạc lượng tử".

Khoảng năm 2017, các nhà nghiên cứu nhận thấy có thể có hai nguyên nhân đằng sau lợi thế lượng tử này. Đó là vận hành toàn cầu (trong đó mọi tế bào trao đổi với tất cả các tế bào khác cùng lúc, giống như mọi người ngồi chung một bàn trong cuộc thảo luận) và ghép cặp toàn bộ (nhiều cuộc thảo luận diễn ra, nhưng mỗi cuộc chỉ có hai người). Tuy nhiên, giới chuyên gia khi đó chưa rõ liệu có phải cả hai điều này đều cần thiết và liệu có giới hạn về tốc độ sạc tối đa hay không.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Vật lý Lý thuyết về các Hệ thống Phức tạp thuộc Viện Khoa học Cơ bản (IBS), Hàn Quốc, tìm hiểu thêm về những câu hỏi này và nhận được một số đáp án. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Physical Review Letters hôm 21/3.

Theo đó, ghép cặp toàn bộ không liên quan đến pin lượng tử và sự hiện diện của vận hành toàn cầu là yếu tố duy nhất trong lợi thế lượng tử. Nhóm nghiên cứu tiếp tục chỉ ra nguồn gốc chính xác của lợi thế này, loại trừ các khả năng khác, thậm chí đề xuất một phương pháp thiết kế dạng pin như vậy.

Ngoài ra, họ cũng định lượng tốc độ sạc có thể đạt được nhờ công nghệ mới. Trong khi tốc độ sạc tối đa tăng tuyến tính theo số lượng tế bào trong pin truyền thống, nghiên cứu mới cho thấy pin lượng tử ứng dụng vận hành toàn cầu có thể khiến tốc độ sạc tăng bình phương.

Ví dụ, với một chiếc xe điện điển hình có pin gồm khoảng 200 tế bào, việc sử dụng công nghệ sạc lượng tử sẽ giúp tăng tốc 200 lần so với pin truyền thống, đồng nghĩa thời gian sạc tại nhà giảm từ 10 tiếng xuống còn khoảng 3 phút. Tại các trạm sạc tốc độ cao, thời gian sạc sẽ giảm từ 30 phút xuống chỉ còn 9 giây.

Nhóm nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng của sạc lượng tử có thể vượt xa ôtô điện và thiết bị điện tử tiêu dùng. Ví dụ, các chuyên gia có thể ứng dụng công nghệ này trong các nhà máy điện nhiệt hạch tương lai, loại nhà máy đòi hỏi một lượng lớn năng lượng được sạc và xả trong thời gian cực ngắn.

Các công nghệ lượng tử vẫn còn thô sơ và cần phát triển thêm nhiều mới có thể triển khai thực tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu như trên sẽ tạo ra một hướng đi đầy hứa hẹn, thúc đẩy các cơ quan và doanh nghiệp đầu tư hơn vào loại công nghệ này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Nga tạo ra loại vải không dệt kháng khuẩn

Các nhà khoa học Nga tạo ra loại vải không dệt kháng khuẩn

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (NUST MISiS) cùng đồng nghiệp đã tạo ra công nghệ mới để truyền đặc tính kháng khuẩn cho vải không dệt.

Đăng ngày: 22/03/2022
Tấm chắn độc đáo khiến vật thể tàng hình

Tấm chắn độc đáo khiến vật thể tàng hình

Công ty Invisiblity Shield Co tạo ra tấm chắn giúp người hoặc vật thể ở phía sau gần như “biến mất”.

Đăng ngày: 19/03/2022
Công nghệ mới giúp chụp ảnh vật thể siêu nhỏ trên quỹ đạo

Công nghệ mới giúp chụp ảnh vật thể siêu nhỏ trên quỹ đạo

Một nhóm nhà khoa học quân sự phát triển công nghệ chụp ảnh laser cho phép trạm mặt đất nhận dạng và theo dõi mục tiêu trong không gian với độ chính xác chưa từng có.

Đăng ngày: 19/03/2022
Australia phát triển tàu vô cực đầu tiên trên thế giới

Australia phát triển tàu vô cực đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học tại Australia đang phát triển tàu vô vực đầu tiên trên thế giới, không cần dừng lại để tiếp nhiên liệu hoặc sạc pin.

Đăng ngày: 17/03/2022
Công nghệ sạc 5 phút giúp ôtô điện chạy 160km

Công nghệ sạc 5 phút giúp ôtô điện chạy 160km

Công ty StoreDot có kế hoạch ra mắt công nghệ pin sạc siêu nhanh vào năm 2024, giúp giải quyết nỗi lo về tầm hoạt động của ôtô điện.

Đăng ngày: 16/03/2022
Vật liệu chống sốc siêu nhẹ cứng như kim loại

Vật liệu chống sốc siêu nhẹ cứng như kim loại

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins phát triển một vật liệu chống sốc mới cứng như kim loại nhưng nhẹ như bọt biển.

Đăng ngày: 16/03/2022
Trung Quốc vừa tạo ra cổng transistor nhỏ nhất thế giới chip

Trung Quốc vừa tạo ra cổng transistor nhỏ nhất thế giới chip

Định luật Moore đã hỗ trợ cuộc sống chúng ta trong một thời gian và nó chưa chết. Các nhà sản xuất chip đang cố gắng đẩy nhanh quá trình thu nhỏ transistor để viết tiếp định luật này.

Đăng ngày: 15/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News