Công nghệ mới cho phép camera chụp màu sắc "vô hình"

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv phát triển công nghệ có khả năng chụp ảnh vật chất mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Các chất khí và nguyên tố như hydro, carbon và natri có một màu duy nhất trong quang phổ hồng ngoại, giống như những hợp chất sinh học khác được tìm thấy trong tự nhiên, nhưng "vô hình" đối với mắt người và máy ảnh thông thường.

"Mắt của chúng ta chỉ nhận ra các photon ở bước sóng từ 400 đến 700 nanomet, giữa các bước sóng của màu xanh lam và màu đỏ. Đó là một phần rất nhỏ trong quang phổ điện từ, bao gồm cả sóng vô tuyến, vi sóng, tia X và hơn thế nữa. Dưới 400 nanomet là bức xạ cực tím hoặc UV và trên 700 nanomet là bức xạ hồng ngoại. Bản thân bức xạ hồng ngoại lại được chia thành hồng ngoại gần, trung bình và xa", Tiến sĩ Michael Mrejen từ Khoa Vật lý Vật liệu Ngưng tụ của Đại học Tel Aviv (TAU) giải thích.

Công nghệ mới cho phép camera chụp màu sắc vô hình
Công nghệ phát hiện hồng ngoại mới có thể gắn trên camera thông thường. (Ảnh: David Young/Wired).

Màu sắc trong mỗi phần của quang phổ hồng ngoại, đặc biệt là dải hồng ngoại trung bình, có tầm quan trọng lớn vì có rất nhiều thông tin về vật chất được mã hóa dưới dạng màu sắc. Một ví dụ về tính ứng dụng nếu chúng ta có thể nhìn thấy các màu trong phần quang phổ này là nó cho phép các bác sĩ dễ dàng phát hiện tế bào ung thư vì chúng chứa nồng độ cao một loại phân tử nhất định.

Trong y tế, các thí nghiệm về công nghệ phát hiện hồng ngoại đã được thực hiện, trong đó hình ảnh hồng ngoại được chuyển đổi thành ánh sáng nhìn thấy để xác định các tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc chuyển đối này đòi hỏi những chiếc máy ảnh rất phức tạp và đắt tiền.

Trong nghiên cứu mới của TAU, các nhà khoa học đã phát triển thành công một công nghệ giá rẻ và hiệu quả, có thể gắn trên máy ảnh tiêu chuẩn và cho phép chuyển đổi các photon ánh sáng từ toàn bộ dải hồng ngoại trung bình sang dải ánh sáng khả kiến, ở tần số mà mắt người có thể nhận ra.

"Nếu có thể nhìn thấy màu sắc trong vùng hồng ngoại, chúng ta có thể thấy các nguyên tố như hydro, carbon và natri có một màu duy nhất. Điều này cho phép vệ tinh giám sát môi trường phát hiện một số chất ô nhiễm thải ra từ các nhà máy, hoặc dò tìm nơi cất giấu chất nổ hoặc uranium, ngay cả vào ban đêm", Giáo sư Haim Suchowski từ TAU, đồng tác giả của nghiên cứu, chia sẻ.

Ngoài ra, công nghệ phát hiện màu sắc trong phần quang phổ hồng ngoại còn có nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực bảo mật, thiên văn học, y học, công nghệ điện tử và game giải trí.

Phát minh của nhóm nghiên cứu hiện đã được cấp bằng sáng chế. TAU đang làm việc với một số công ty có trụ sở ở Israel và quốc tế để tiếp tục phát triển và hoàn thiện công nghệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại mực

Loại mực "vạn năng" chế tạo chip hiệu suất cao

Mực được các nhà nghiên cứu tạo ra nhằm cải tiến quá trình chế tạo kim loại kích thước nano hoặc micro, rút ngắn thời gian phát triển chip điện tử.

Đăng ngày: 06/11/2020
Máy tính chuyển ý nghĩ của con người thành hình ảnh

Máy tính chuyển ý nghĩ của con người thành hình ảnh

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Helsinki (Phần Lan) đã phát triển một kỹ thuật trong đó máy tính lập mô hình nhận thức thị giác bằng cách theo dõi các tín hiệu não người.

Đăng ngày: 05/11/2020
Chiếc ô tô có thể biến hình thành máy bay chỉ trong 3 phút

Chiếc ô tô có thể biến hình thành máy bay chỉ trong 3 phút

Một chiếc ô tô biến thành máy bay chỉ trong 3 phút và có thể di chuyển với tốc độ 200 km/ giờ sẽ có thể được bán ra thị trường trong vòng 6 tháng sắp tới.

Đăng ngày: 04/11/2020
Loại đất mới có thể tự

Loại đất mới có thể tự "tưới nước cho cây trồng

Các kỹ sư ở Đại học Texas, Austin, Mỹ, tạo ra một loại đất mới có thể hút nước từ không khí và phân phối cho cây trồng.

Đăng ngày: 04/11/2020
Lò phản ứng nhiệt hạch nóng gấp 10 lần Mặt trời

Lò phản ứng nhiệt hạch nóng gấp 10 lần Mặt trời

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên khởi động thí nghiệm lò phản ứng nhiệt hạch mô phỏng hoạt động ở lõi Mặt trời tại Oxfordshire.

Đăng ngày: 03/11/2020
Từng tuyên bố tạo ra máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử, Honeywell công bố sản phẩm đầu tiên: Hệ thống H1 với 10 qubit

Từng tuyên bố tạo ra máy tính lượng tử mạnh nhất lịch sử, Honeywell công bố sản phẩm đầu tiên: Hệ thống H1 với 10 qubit

Cuộc đua đến Ưu thế Lượng tử vẫn còn dài, ta vẫn có thể kỳ vọng nhiều vào những đột phá.

Đăng ngày: 03/11/2020

"Nổi da gà" với robot không da có ánh mắt như người

Nhóm chuyên gia tại Disney phát triển mẫu robot có khả năng thực hiện những chuyển động đầu và mắt tinh tế khi trò chuyện với người thật.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News