Công nghệ mới có khả năng chế ngự sét

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) và UNSW Canberra đang phát triển công nghệ laser để kiểm soát đường đi và hướng của tia sét.

Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học kiểm soát nơi sét chạm đất, giảm nguy cơ cháy rừng thảm khốc.

Các nhà khoa học đã sử dụng cường độ laser ít hơn một nghìn lần so với trước đây, có nghĩa là công nghệ kiểm soát tia sét có thể rẻ hơn, an toàn hơn và chính xác hơn nhiều.


Công nghệ này giúp kiểm soát nơi sét chạm đất, giảm nguy cơ cháy rừng thảm khốc.

Bằng cách đốt nóng các vi hạt graphene trong chùm tia, nhóm đã tạo ra các điều kiện truyền điện cần thiết dọc theo đường laser chỉ bằng một tia laser cường độ thấp thông thường.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Vladlen Shvedov, Trường Nghiên cứu vật lý ANU cho biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một chùm tia laser phản chiếu quá trình tương tự như tia sét và tạo ra một đường dẫn phóng điện đến các mục tiêu cụ thể.

“Thí nghiệm đã mô phỏng các điều kiện khí quyển tương tự như các điều kiện được tìm thấy trong sét. Chúng ta có thể hình dung một tương lai nơi công nghệ này có thể tạo ra phóng điện từ tia sét đi qua, giúp dẫn đường nó đến các mục tiêu an toàn và giảm nguy cơ hỏa hoạn thảm khốc”, Tiến sĩ Shvedov nói.

Còn theo đồng tác giả, Giáo sư Andrey Miroshnichenko, UNSW Canberra, đây là phát hiện quan trọng để giảm nguy cơ cháy rừng. Chùm tia có thể dẫn hướng trong khoảng cách xa và cho phép kiểm soát chính xác sự phóng điện của tia sét.

“Khám phá cũng có tiềm năng cho việc kiểm soát quy mô vi mô của phóng điện trong các ứng dụng sản xuất và y học. Nó có thể ứng dụng trong y tế như dao mổ quang học để loại bỏ các mô ung thư cứng đến các kỹ thuật phẫu thuật không xâm lấn”, Giáo sư Andrey nói.

“Chúng tôi đang bắt đầu tìm hiểu công nghệ hoàn toàn mới này có thể có ý nghĩa như thế nào”, ông cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 26/12/2024
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News