Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây
Startup Thụy Sĩ phát triển hệ thống hybrid với công nghệ từ pin truyền thống và siêu tụ điện, có thể giúp phổ biến hóa xe điện nhờ sạc nhanh.
Thời gian trung bình để đổ đầy bình nhiên liệu cho xe động cơ đốt trong là hai phút, theo Viện Dầu khí Mỹ. Startup Thụy Sĩ Morand phát triển công nghệ pin mới giúp sạc xe điện trong thời gian cực ngắn, có thể so sánh với thời gian nạp nhiên liệu cho xe động cơ đốt trong tại trạm xăng, Interesting Engineering hôm 22/11 đưa tin.
Nguyên mẫu eTechnology có thể sạc 80% chỉ trong hơn một phút. (Ảnh: Morand)
Công nghệ mới mang tên eTechnology, là một hệ thống hybrid sử dụng công nghệ từ pin truyền thống và siêu tụ điện, hứa hẹn giúp thúc đẩy mọi người sử dụng xe điện. Một lợi ích khác của công nghệ mới là có tuổi thọ cao hơn nhiều so với pin lithium-ion mà xe điện thường sử dụng.
Trong thử nghiệm, nguyên mẫu 7,2 kWh của eTechnology có thể sạc tới 80% chỉ trong 72 giây, 98% trong 120 giây và 100% trong 2,5 phút ở mức 900 A hay 360 kW. Những bộ pin trên 100 kWh trong các xe điện có phạm vi hoạt động xa nhất thế giới không thể sạc nhanh như vậy, nhưng theo Morand, công nghệ mới rất phù hợp cho loại xe nhỏ chạy trong thành phố, ví dụ như chiếc Citroën Ami với pin 5,5 kWh. Công nghệ này cũng có thể hữu ích cho những loại drone và xe đạp điện đòi hỏi sạc nhanh.
Morand ước tính, xe đạp điện pin 6 Ah có thể sạc trong 6 phút ở mức thấp hơn là 3,2 kW bằng công nghệ mới. Điều đó có thể thúc đẩy đáng kể việc sử dụng xe đạp điện, giảm sự phụ thuộc vào mua pin dự phòng và giúp xe đạp điện trở thành lựa chọn khả thi hơn với nhiều người.
Nhóm chuyên gia tại Morand đã thử nghiệm nguyên mẫu eTechnology hơn 50.000 chu kỳ và khẳng định công nghệ này cho thấy tiềm năng duy trì dung lượng qua nhiều chu kỳ sạc/xả hơn pin lithium-ion truyền thống. Công nghệ mới cũng hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ khắc nghiệt, điều mà pin xe điện thường không làm được.
Morand đang phối hợp với một đối tác để đưa eTechnology ra thị trường. Ban đầu, nó có thể sẽ đắt hơn pin lithium-ion, nhưng Morand đặt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất để giảm chi phí trong tương lai.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
