Công nghệ tấm chắn tàng hình thu hút được nhiều người chú ý

Tấm chắn tàng hình Invisibility Shield có thể khiến người đứng phía sau ẩn mình vào khung cảnh xung quanh giữa ban ngày.

Sau khi phát triển thành công tấm chắn tàng hình năm 2022, công ty Invisibility Shield Co ở London, Anh giới thiệu giới thiệu tấm chắn tàng hình thế hệ thứ hai trên trang gọi vốn Kickstarter. Trong số các sản phẩm giới thiệu có "Megashield", tấm chắn lớn nhất mà công ty từng tạo ra, Design Boom hôm 27/3 đưa tin. Ngoài ra, tấm chắn tàng hình Invisibility Shield còn có kích cỡ Mini và Full.

Công nghệ tấm chắn tàng hình thu hút được nhiều người chú ý
Tấm chắn tàng hình cấu tạo từ polycarbonate. (Ảnh: Invisibility Shield Co).

Tấm chắn này là một phiến polycarbonate cao cấp trong suốt uốn cong, có thể dựng thẳng đứng bằng khung polycarbonate ở phía sau. Một loạt thấu kính cao và mảnh được đặt chìm bên trong, mỗi thấu kính chạy dọc từ đỉnh tới đáy tấm chắn. Khi người sử dụng đứng hoặc nấp sau thiết bị, thấu kính khuếch tán ánh sáng xung quanh, phản chiếu bởi cơ thể ngang qua toàn bộ mặt trước của tấm chắn. Đồng thời, thấu kính cũng khuếch tán ánh sáng phản chiếu bởi cảnh nền.

Do người sử dụng nhỏ hơn nhiều so với cảnh nền, ánh sáng từ cơ thể họ về cơ bản sẽ bị chìm trước ánh sáng từ cảnh nền. Kết quả là khi ai đó quan sát tấm chắn từ mặt trước, họ sẽ chỉ nhìn thấy ánh sáng cảnh nền bị khuếch tán, hòa lẫn vào khung cảnh xung quanh. Tấm chắn hoạt động tốt nhất khi người sử dụng mặc quần áo sáng màu. Bất kể người quan sát đứng cách bao xa, hiệu ứng vẫn giữ nguyên. Tấm chắn tàng hình có nhiều ứng dụng như che giấu người hoặc đồ vật cho mục đích giải trí hay quan sát động vật hoang dã.

Tấm chắn cỡ Full cao 99 m, rộng 69 m trong khi loại Megashield có kích thước 183 x 122 cm. Loại nhỏ nhất là Mini cỡ 30,5 x 20 cm phù hợp để giấu đồ vật nhỏ trên bàn. Cả ba loại đều bền, nhẹ và dễ vận chuyển hơn so với phiên bản ban đầu. Ngoài ra, chúng có khả năng chống thấm nước toàn bộ, không cần dùng pin và sản xuất 100% từ vật liệu tái chế. Đây là kết quả sau hơn 4 năm nhóm nghiên cứu tập trung vào cải tiến công nghệ quang học để khiến con người và đồ vật tàng hình giữa ban ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu Thụy Sĩ lập kỷ lục chạy 2.803km bằng hydro

Tàu Thụy Sĩ lập kỷ lục chạy 2.803km bằng hydro

Một tàu chở khách sử dụng pin nhiên liệu hydro của sản xuất phương tiện đường sắt Stadler Rail lập Kỷ lục Thế giới Guinness khi chạy liên tục gần hai ngày qua 2.803km.

Đăng ngày: 29/03/2024
Kỹ sư Canada chế tạo camera nhanh nhất thế giới

Kỹ sư Canada chế tạo camera nhanh nhất thế giới

Các kỹ sư ở Trung tâm nghiên cứu viễn thông INRS Énergie Matériaux phát triển camera nhanh nhất thế giới, có thể chụp ở tốc độ 156,3 nghìn tỷ khung hình/giây (fps).

Đăng ngày: 28/03/2024
Châu Âu mở đường hầm thử nghiệm tàu siêu tốc 1.000km/h

Châu Âu mở đường hầm thử nghiệm tàu siêu tốc 1.000km/h

Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.

Đăng ngày: 27/03/2024
Giải pháp in 3D xây trường học nhanh thần tốc trong khu chiến sự

Giải pháp in 3D xây trường học nhanh thần tốc trong khu chiến sự

Chỉ mất 40 giờ đồng hồ, các bức tường của dự án thí điểm trường tiểu học Lviv (Ukraine) đã được hoàn thiện nhờ chiếc máy in 3D COBOD.

Đăng ngày: 27/03/2024
Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100km/h bay thử

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100km/h bay thử

Nguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170m và tốc độ 440km/h.

Đăng ngày: 26/03/2024
Cấu trúc ván gỗ dạng origami có thể chịu tải và xếp gọn

Cấu trúc ván gỗ dạng origami có thể chịu tải và xếp gọn

Với công nghệ cắt laser và ghép nối các tấm ván hình tam giác có độ dày đồng nhất, nhóm kỹ sư tạo ra những cấu trúc chịu tải tốt.

Đăng ngày: 22/03/2024
Ứng dụng mới cho phép điều khiển robot bằng tai nghe?

Ứng dụng mới cho phép điều khiển robot bằng tai nghe?

Các nhà khoa học đã xây dựng một ứng dụng cho phép điều khiển robot khi đeo tai nghe thực tế ảo Apple Vision Pro VR.

Đăng ngày: 21/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News