Công nghệ tìm kiếm người mất tích trong vài phút
Thiết bị Lifeseeker có tầm hoạt động tối đa 32km và có thể xác định vị trí của điện thoại di động đang bật trong phạm vi dưới 5km.
Một công nghệ mới mang tên Lifeseeker có thể giúp đội tìm kiếm cứu hộ (SAR) tìm người mất tích trong vài phút. Được thiết kế dành riêng cho trực thăng SAR, thiết bị sử dụng điện thoại di động của người gặp nạn để cứu sống họ. Thiết bị đóng vai trò như một tháp di động thu nhỏ và có thể liên lạc với người mất tích (chừng nào điện thoại của họ còn bật). Công nghệ này có thể hoạt động ngay cả ở khu vực không có hoặc có dịch vụ điện thoại di động hạn chế, Interesting Engineering hôm 28/5 đưa tin.
Lifeseeker bay phía trên địa hình gồ ghề. (Ảnh: Centum RT).
Lifeseeker là công nghệ dựa trên sóng vô tuyến, đòi hỏi địa hình không có vật cản để thu tín hiệu điện thoại di động. Gắn Lifeseeker bên trong trực thăng để dùng cho nhiệm vụ SAR mất khoảng 3 phút. Lifeseeker được phát triển bởi công ty CENTUM Research & Technology tại Tây Ban Nha. Lifeseeker có thể phát hiện điện thoại di động trong phạm vi 32 km và định vị chính xác trong bán kính dưới 5 km. Thử nghiệm ở hẻm núi La Plata tại Colorado, Lifeseeker giúp tìm ra hai người mất tích trong vòng 2 phút 14 giây sau khi kích hoạt.
"Khi chúng tôi phát hiện điện thoại, hiển thị dưới dạng chấm nhỏ trên bản đồ. Khi chúng tôi bay quanh khu vực đó, ký hiệu chấm ngày càng nhỏ dần cho tới khi chúng tôi biết chính xác vị trí của họ. Quá trình phát hiện, tập trung vào một địa điểm cụ thể mất khoảng một phút", tiến sĩ Tim Durkin, điều phối viên chương trình tìm kiếm cứu hộ cho công ty Colorado Highland Helicopters, giải thích. Durkin chia sẻ tùy theo tình huống, đội SAR có thể đưa nhân viên mặt đất tới địa điểm có người gặp nạn hoặc hạ cánh trực thăng nếu có bãi đất trống gần đó và điều kiện thuận lợi để tiếp đất an toàn.
Hẻm núi La Plata bao quanh bởi những đỉnh núi cao 3.658 m và 3.962 m ở cả hai phía với khu rừng rậm rạp. Vùng núi hẻo lánh này là địa điểm diễn ra nhiều nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ người leo núi và chạy bộ mất tích. Trong quá khứ, một số nhiệm vụ kéo dài hàng tuần mà không tìm thấy người mất tích, cuối cùng phải dừng công tác tìm kiếm. Vì lý do này, đây là lựa chọn hoàn hảo để thử nghiệm Lifeseeker. "Ngay cả khi hai người lớn đứng dưới tán cây và chúng tôi nhìn qua màn hình trên trực thăng ở khoảng cách 30 m, chúng tôi không thể trông thấy họ vì tán cây quá dày. Việc tìm kiếm một người trong điều kiện không có công nghệ phụ trợ để trông thấy họ rất khó khăn, gần như là bất khả thi", Durkin nói.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.
