Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi

Các nhà khoa học phát triển loại công nghệ giao tiếp ánh sáng khả kiến (VLC) có thể truyền dữ liệu bằng đèn thông thường sử dụng trong gia đình và văn phòng.

Khác với công nghệ wireless-fidelity (Wi-Fi) sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu, công nghệ light-fidelity (Li-Fi) sử dụng nguồn ánh sáng có thể đạt tốc độ nhanh gấp 100 lần trên lý thuyết. Trong khi Li-Fi là một hệ thống mạng đầy đủ có thể tích hợp ánh sáng hồng ngoại hoặc cực tím, VLC chỉ dùng quang phổ ánh sáng khả kiến. VLC không phổ biến do nguồn ánh sáng cần bật mọi lúc, đòi hỏi thẳng hướng trực tiếp với thiết bị nhận và không thể dùng ngoài trời. Việc triển khai hệ thống VLC sử dụng ánh sáng trắng cũng giảm độ ổn định và chính xác trong việc truyền dữ liệu do nhiễu. Trong tương lai, công nghệ này có thể thay thế Wi-Fi trong giao tiếp không dây, Live Science hôm 17/1 đưa tin.

Công nghệ truyền dữ liệu nhanh gấp 100 lần Wi-Fi
Hệ thống VLC sử dụng ánh sáng màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. (Ảnh: Research Gate).

Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu mô phỏng ánh sáng trắng bằng cách tạo ra hệ thống VLC 3 màu, sử dụng ánh sáng màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây, phát ra từ cụm diode phát sáng hữu cơ (OLED), và giảm nhiễu trong quá trình. Họ cũng bố trí một cụm diode quang hữu cơ (OPD) làm thiết bị nhận. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advanced Materials.

"Nguồn ánh sáng của chúng tôi kết hợp ba bước sóng, giảm nhiễu, qua đó tăng độ ổn định và chính xác trong truyền dữ liệu", giáo sư kỹ thuật hóa học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang tại Hàn Quốc, giải thích. "Chúng tôi nhận thấy công nghệ này sẽ là công cụ hữu ích đối với nhiều ngành công nghiệp, đóng vai trò như giải pháp giao tiếp không dây thế hệ tiếp theo, sử dụng hệ thống đèn thông thường".

OLED sử dụng một lớp hữu cơ để tạo ra ánh sáng, được dùng phổ biến trong màn hình hiển thị của nhiều mẫu TV hiện đại, di động thông minh và laptop. So với đèn LED, OLED tốt hơn cho môi trường, hiệu quả hơn về chi phí và có thiết kế nhẹ hơn. OLED cũng phù hợp hơn để lắp ở thiết bị nhận do độ nhạy cao hơn ở một số bước sóng. OPD hoạt động ngược với OLED, sử dụng bộ phận bán dẫn hữu cơ để hấp thụ ánh sáng và biến đổi nó thành dòng điện, tương tự pin quang năng.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia thiết lập cấu hình OPD để sử dụng một giao thoa kế Fabry-Pérot, bao gồm hai gương cong quay vào nhau. Khi bố trí như vậy, OPD phát hiện bước sóng ánh sáng chuyên biệt phát ra từ cụm OLED. Thông qua truyền dữ liệu từ máy phát tới thiết bị nhận, nhóm nghiên cứu chứng minh ngay cả đèn trong nhà cũng có thể trở thành nguồn sáng dùng để truyền dữ liệu trong hệ thống Li-Fi.

Các nhà khoa học thử nghiệm công nghệ trên trong điều kiện thí nghiệm được thiết kế để giảm nhiễu và tăng độ chính xác của dữ liệu. Tuy nhiên, họ đang hướng tới thử nghiệm hệ thống trong điều kiện thực tế để hiểu rõ hơn hệ thống hoạt động như thế nào. Họ cũng muốn kiểm tra liệu hệ thống Li-Fi có hoạt động với thiết bị nhận dịch chuyển thay vì ở nguyên tại chỗ hay không. Trong tương lai, một kênh cận hồng ngoại (NIR) có giảm vấn đề nhiễu tốt hơn, cho phép VLC mở rộng phạm vi hoạt động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Phát triển pin nhiên liệu lấy năng lượng từ đất

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Northwestern phát triển pin nhiên liệu mới thu năng lượng khi vi sinh vật phân giải đất.

Đăng ngày: 18/01/2024
Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Pin hạt nhân nhỏ hơn đồng xu, điện thoại xài 50 năm không cần sạc

Công ty Trung Quốc Betavolt Technology tuyên bố đã thu nhỏ thành công pin hạt nhân với kích thước 15 x 15 x 5mm, nhỏ hơn một đồng xu, siêu bền và an toàn.

Đăng ngày: 15/01/2024
Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Anh ra mắt robot sửa đường đầu tiên trên thế giới

Robot do công ty Robotiz3d của Đại học Liverpool phát triển có thể sửa chữa vết nứt và ngăn chặn ổ gà to hơn, giúp tiết kiệm hàng triệu USD chi phí sửa đường hàng năm.

Đăng ngày: 15/01/2024
Thiết bị đeo tích hợp AI giúp

Thiết bị đeo tích hợp AI giúp "ru" người khó ngủ

Nhiều thiết bị đeo tích hợp AI giúp " ru" người khó ngủ được giới thiệu tại Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2024.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tên lửa tự đốt cháy thân làm nhiên liệu

Tên lửa tự đốt cháy thân làm nhiên liệu

Tên lửa Ouroborous-3 có thể tự đốt cháy phần thân bằng nhựa HDPE, giúp bổ sung nhiên liệu cho nhiệm vụ và giảm rác thải không gian.

Đăng ngày: 12/01/2024
Chip AK5818 giúp ô tô phát hiện trẻ em bị bỏ quên, độ chính xác cao hơn 75% các sản phẩm hiện có

Chip AK5818 giúp ô tô phát hiện trẻ em bị bỏ quên, độ chính xác cao hơn 75% các sản phẩm hiện có

Tập đoàn Asahi Kasei (Nhật Bản) đã tạo ra chip cho phép hệ thống ô tô phát hiện tốt hơn liệu một đứa trẻ có bị bỏ quên bên trong hay không.

Đăng ngày: 11/01/2024
Trung Quốc nghiên cứu biến lá chắn năng lượng từ viễn tưởng thành hiện thực

Trung Quốc nghiên cứu biến lá chắn năng lượng từ viễn tưởng thành hiện thực

Công nghệ phòng thủ mới tương tự như lá chắn năng lượng trong phim khoa học viễn tưởng đang được các nhà khoa học quân sự Trung Quốc nghiên cứu phát triển.

Đăng ngày: 11/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News