"Cổng thời gian" hé lộ cảnh thiên hà chứa Trái đất hóa quái vật

Những điều xảy ra với thiên hà chứa Trái đất hàng tỉ năm trước vừa được tái hiện bởi 2 thiên hà NGC 1512 và NGC 1510.

Kính viễn vọng Victor M.Blanco 4-meter (gọi tắt là Blanco) đặt tại Chile đã chụp được khoảnh khắc cực hiếm, khi thiên hà lùn NGC 1510 dần "tiến vào miệng cọp". 

Nó sắp va chạm với NCG 1512, một thiên hà xoắn ốc lớn hơn nhiều, mà kết cục khó lòng tránh khỏi là NGC 1510 sẽ bị nuốt chửng, vật chất hòa vào thiên hà lớn.


Khoảnh khắc hai thiên hà chuẩn bị va chạm, trong đó thiên hà lớn sẽ nuốt thiên hà nhỏ - (Ảnh: DES)

Theo Science Alert, đây là một ví dụ điển hình của quá trình hợp nhất thiên hà: các thiên hà nằm cách xa nhau trong vũ trụ, nhưng chúng cũng liên tục di chuyển và đôi khi va chạm. Đó có thể là sự tương tác phức tạp và khốc liệt khi hai thiên hà cùng cỡ va chạm và dần hòa lẫn, cũng có thể là một cú nuốt gọn khi thiên hà lớn va chạm với một thiên hà nhỏ.

Điều này từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ của Milky Way (Ngân Hà), tức thiên hà chứa Trái đất. Với đường kính được dự đoán khoảng 100.000-180.000 năm ánh sáng, Milky Way là một "quái vật" trong các thiên hà.

Để đạt được kích thước và số lượng sao hiện tại, Milky Way có thể đã nuốt ít nhất 16 đồng loại nhỏ bé hơn, theo các nghiên cứu trước đây hé lộ.

Khoảnh khắc mà Blanco chụp được như một cánh cổng thời gian, giúp người Trái đất nhìn thẳng vào những gì từng xảy ra đối với "quái vật" chứa Trái đất. Trong tương lai, Milky Way có thể không may mắn như vậy vì lần va chạm tiếp theo sẽ là với Andromeda - Tiên Nữ - một thiên hà có kích thước tương đương.

Theo SciTech Daily, chính Máy ảnh Năng lượng tối (DECam) gắn trên Blanco, một thiết bị tối tân được thiết kế bởi dự án Khảo sát năng lượng tối (DES, hợp tác giữa Mỹ, Úc, Brazil, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, đã giúp ghi lại hiện tượng hiếm thấy này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News