Công ty Mỹ giành hợp đồng xây dựng hạ tầng Mặt trăng
NASA đã trao hợp một đồng trị giá 57,2 triệu USD cho công ty ICON để phát triển công nghệ xây dựng trên Mặt trăng.
Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thiết thực để xây dựng các cấu trúc bền vững trên Mặt trăng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tăng cường hợp tác với ICON, một công ty công nghệ xây dựng có trụ sở tại Texas, được biết đến với việc tạo ra ngôi nhà in 3D có thể ở được đầu tiên tại Mỹ vào năm 2018.
NASA đang hợp tác với ICON để xây dựng cơ sở hạ tầng trên Mặt trăng. (Ảnh: ICON).
Theo thông cáo báo chí vào hôm 29/11, NASA tiết lộ đã trao hợp đồng trị giá 57,2 triệu USD, kéo dài đến năm 2028, cho ICON để phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như bãi đáp, môi trường sống và đường giao thông trên bề mặt Mặt trăng.
"Để khám phá thế giới ngoài Trái đất, chúng ta cần các công nghệ mới sáng tạo phù hợp với những môi trường đó và nhu cầu khám phá của con người. Thúc đẩy sự phát triển này với các đối tác thương mại sẽ tạo ra những khả năng mà NASA cần cho các nhiệm vụ trong tương lai", Niki Werkheiser, Giám đốc công nghệ tại Ban Giám đốc Sứ mệnh Công nghệ Vũ trụ của NASA, nhấn mạnh.
Hợp đồng mới là sự tiếp nối các nỗ lực của ICON theo hợp đồng kép được tài trợ một phần bởi NASA và Lực lượng Không quân Mỹ, có tên là Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (SBIR). Trong hai giai đoạn trước đó, sáng kiến này đã xem xét việc mở rộng khả năng sử dụng những cấu trúc in 3D trong các sứ mệnh không gian và khám phá điểm tương đồng giữa các ứng dụng trên Trái đất và ngoài Trái đất.
Giai đoạn III của SBIR sẽ tập trung vào phát triển hệ thống xây dựng Dự án Olympus của ICON, nhằm mục đích sử dụng tài nguyên sẵn có trên bề mặt Mặt trăng và sao Hỏa làm vật liệu xây dựng cho các nhiệm vụ dài hơn.
ICON cũng tham gia cuộc thi "Thử thách môi trường sống in 3D" của NASA. Công ty đã hợp tác với Trường Mỏ Colorado ở Mỹ và giành giải thưởng cho một mẫu cấu trúc in 3D được chứng minh về độ kín, độ chắc chắn và độ bền trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA
Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.
