Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng

Để tạo không gian ngủ trưa ở khắp mọi nơi, một công ty Nhật Bản đã phát minh ra hộp ngủ đứng mang tên Gireaffenap và lắp đặt chúng tại các quán cà phê trên khắp đất nước.

Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng
Hộp ngủ Giraffenap. (Ảnh: O.C).

Theo trang Oddity Central (Anh), tên gọi Giraffenap được lấy cảm hứng từ tư thế ngủ đứng của hươu cao cổ. Phát minh này nhằm mục đích giúp người sử dụng có không gian để nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi. Với thiết kế độc đáo, mọi người có thể chợp mắt trong hộp ngủ Giraffenap khoảng 20 phút. Những giấc ngủ ngắn như vậy sẽ giúp giải toả căng thẳng, tăng cường sự tập trung, duy trì trí nhớ, cải thiện hiệu suất làm việc.

Một trong những lý do chính khiến hộp ngủ Gireaffenap được thiết kế theo phương thẳng đứng đó là để tiết kiệm không gian. Việc lắp đặt thiết bị này trong các quán cà phê và nhà hàng nhỏ sẽ dễ dàng hơn vì chúng chiếm rất ít diện tích. Song đó không phải là lý do duy nhất. Việc duy trì tư thế đứng dường như giúp người sử dụng hộp ngủ dễ dàng thức dậy hơn sau mỗi giấc ngủ ngắn.

Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng
Bên trong hộp ngủ. (Ảnh: O.C).

Mỗi hộp ngủ Gireaffenap đều có một hệ thống báo thức mà người dùng có thể cài đặt. Hộp ngủ cũng có các điểm hỗ trợ cho các bộ phận cơ thể - như đầu, mông, bắp chân và bàn chân, để đảm bảo rằng người dùng duy trì tư thế thẳng đứng khi ngủ trưa. Hộp ngủ cũng có hệ thống điều chỉnh độ cao để bất kỳ ai cũng có thể thoái mái ngủ với tư thế hoàn hảo khi sử dụng.

Hộp ngủ Gireaffenap hiện có hai biến thể – một mẫu màu trắng trơn và một mẫu thiết kế gỗ truyền thống. Cả hai đều có khả năng cách âm tuyệt vời, hệ thống thông gió tích hợp, cũng như được cài đặt nhiều âm thanh khác nhau giúp người sử dụng dễ đi vào giấc ngủ.

Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng
Hai thiết kế của hộp ngủ Giraffenap. (Ảnh: O.C).

Giraffenap hiện được lắp đặt tại một số quán cà phê ở Nhật Bản. Nếu hộp ngủ được đón nhận một cách tích cực, phát minh này có thể xuất hiện ở nhiều địa điểm khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Đăng ngày: 13/08/2023
Phát minh vật liệu bền nhất từ trước tới nay

Phát minh vật liệu bền nhất từ trước tới nay

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vật liệu cực kỳ chắc và nhẹ, bằng cách sử dụng công nghệ nano DNA, sau đó phủ nó trong một lớp thủy tinh mỏng.

Đăng ngày: 13/08/2023
Startup phát minh ra nhựa tự phân hủy

Startup phát minh ra nhựa tự phân hủy "thần tốc", được "rót" gần 1 triệu USD

Các sản phẩm từ hợp chất PVA (Polyvinyl alcohol) chỉ mất từ 30 phút - 60 phút để tan trong điều kiện nước ấm (70 độ C).

Đăng ngày: 05/08/2023
Phát minh về một phân tử kỳ lạ khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt

Phát minh về một phân tử kỳ lạ khiến tế bào ung thư tự tiêu diệt

Một nhóm nghiên cứu tại Stanford đã phát minh ra một phân tử mới kỳ lạ có thể dẫn đến các loại thuốc kích hoạt gene và khiến ung thư tự chống lại chính chúng.

Đăng ngày: 31/07/2023
Sáng chế băng cứu thương thông minh đổi màu

Sáng chế băng cứu thương thông minh đổi màu "hạ gục" siêu vi khuẩn

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một loại băng cứu thương thông minh có thể tự phát hiện và điều trị các loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn.

Đăng ngày: 27/07/2023
Dây thép gai - phát minh ấn tượng của thế kỷ 19

Dây thép gai - phát minh ấn tượng của thế kỷ 19

Một nông dân ở De Kalb, Illinois, Mỹ tên là Joseph Glidden, đã nhận được bằng sáng chế cho thiết kế hàng rào dây thép với những ngạnh sắc nhọn.

Đăng ngày: 25/07/2023
Khoa học phát minh ra loại sơn mới, chỉ 1,3 kilogram là đủ để phủ một chiếc Boeing 747

Khoa học phát minh ra loại sơn mới, chỉ 1,3 kilogram là đủ để phủ một chiếc Boeing 747

Theo các nhà khoa học đây là ví dụ đầu tiên về " sơn cấu trúc", không cần tới sắc tố vẫn ra màu.

Đăng ngày: 05/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News