Công ty Trung Quốc phát triển turbine gió lớn nhất thế giới

Turbine gió trên biển MySE 16.0-242 có ba cánh quạt dài tới 118 m, đủ khả năng cung cấp điện cho 20.000 ngôi nhà.

Công ty MingYang Smart Energy thông báo đang phát triển turbine gió ngoài khơi khổng lồ mang tên MySE 16.0-242, New Atlas hôm 23/8 đưa tin. Mẫu turbine này có đường kính 242 m, có công suất 16 MW và có thể cung cấp năng lượng cho 20.000 ngôi nhà trong suốt thời gian hoạt động là 25 năm. Với ba cánh quạt dài 118 m, turbine gió có diện tích quét lên tới 46.000m2, rộng hơn 6 sân bóng.


Turbine gió lớn mang lại hiệu quả lớn hơn về mặt sản xuất và tính kinh tế. (Ảnh: MingYang Smart Energy)

Một turbine dự kiến sản xuất được 80 GWh điện mỗi năm, nhiều hơn 45% so với mẫu MySE 11.0-203 cũng của MingYang Smart Energy dù đường kính chỉ tăng 19%. Có thể điều này khiến các mẫu turbine gió ngày càng lớn hơn. Kích thước càng lớn, chúng có vẻ hoạt động càng hiệu quả. Số lượng dự án lắp đặt tốn kém cần thực hiện để đạt được cùng công suất cũng giảm đi.

Kết quả cuối cùng có thể là giá điện gió ngoài khơi giảm - một điều vô cùng cần thiết. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về các thiết bị sản xuất điện hoạt động vào năm 2026, chi phí sản xuất 1 MWh điện của thiết bị điện gió ngoài khơi là cao nhất, khoảng 120,52 USD. Trong khi đó, chi phí này với điện than siêu tới hạn là 72,78 USD, điện mặt trời độc lập (không kết nối với lưới điện) là 32,78 USD.

Tuy nhiên, điện gió giúp lấp đầy những khoảng trống mà năng lượng mặt trời không thể và là một phần quan trọng của tổ hợp năng lượng trong tương lai. Việc mở rộng quy mô với những turbine khổng lồ là một lý do then chốt khiến các chuyên gia dự đoán rằng chi phí điện gió ngoài khơi sẽ giảm từ 37% đến 49% vào năm 2050.

MySE 16.0-242 có thể lắp đặt dưới đáy biển hoặc trên một bệ nổi. Nguyên mẫu kích thước đầy đủ dự kiến được chế tạo vào năm 2022, lắp đặt và đi vào hoạt động năm 2023. Quá trình sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2024.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News