Công việc tồi tệ nhất thế giới: Thẩm định mùi nhà vệ sinh

Những việc như khử mùi hôi miệng hay ngửi mùi cơ thể cũng không thể tồi tệ và kì lạ hơn việc thẩm định mùi nhà vệ sinh.

Nếu bạn cho rằng nghề nghiệp của bạn là tồi tệ, hãy chờ đến khi bạn nghe thấy nghề này: nhân viên thẩm định mùi nhà vệ sinh. Mặc dù mùi nhà vệ sinh rõ ràng là rất kinh khủng, nhưng việc làm thế nào để chiến đấu với lũ yêu tinh gây mùi là không hề rõ ràng.

Bước đầu tiên trong việc phát triển công nghệ chống mùi hôi thối là quyết định xem chất hóa học nào gây ra mùi hôi này. Các nhà khoa học sử dụng kết hợp phương pháp hóa học với sự phân tích của con người để xác định thành phần gây mùi từ nhà vệ sinh ở châu Phi và Ấn Độ (có rất nhiều lưu huỳnh ở đây). Vì vậy lần sau nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy nghĩ về các nhà khoa học, những người đã hi sinh mũi của mình vì lợi ích của những người sử dụng nhà vệ sinh ở khắp mọi nơi.

Phân tích định tính và định lượng từ các thành phần dễ bay hơi ở nhà vệ sinh.

“Hơn 2,5 triệu người đi vệ sinh ngoài trời. Sự gia tăng cam kết của các tổ chức tư và công nhằm giải quyết tình trạng này đang lái cuộc nghiên cứu và sự phát triển của công nghệ mới hướng đến nhà vệ sinh và các hố xí. Mặc dù các nhà khoa học đã cân nhắc những khía cạnh then chốt khi thiết kế công nghệ mới cho các nước đang phát triển, nhưng các cách cơ bản để ngăn ngừa mùi hôi thối từ chất thải của con người luôn bị phớt lờ.

Với mục tiêu góp phần tìm ra giải pháp được chấp nhận trên toàn cầu, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học gây ra mùi hôi thối từ mẫu thử trong nhà vệ sinh ở châu Phi và Ấn Độ.

Nhà vệ sinh ở 4 đất nước được đánh giá bằng khứu giác và định lượng cùng định tính của mùi hương được mô tả bằng 3 kĩ thuật phân tích. Hợp chất lưu huỳnh bao gồm: H2S, metyl mecaptan CH3SH và dimethyl-mono-(di;tri) sulfide là những thành phần không thể thiếu trong nước thải cũng như trong mùi của nhà vệ sinh dưới điều kiện yếm khí.

Trong điều kiện hiếu khí, ví dụ ở Nairobi, một thành phố ở Kenya, Châu Phi, paracresol và indole đạt đến nồng độ 89 và 65mg/g. Công việc này là tiêu biểu cho các nghiên cứu định tính và định lượng đầu tiên về các hợp chất dễ bay hơi được lấy mẫu từ bảy hố vệ sinh ở các vùng địa lý, kĩ thuật và kinh tế khác nhau cho tới 3 mẫu chất thải từ Ấn Độ và một hệ thống mô hình nhà vệ sinh”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News