Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility cho thấy việc nhiễm Covid-19 có thể làm giảm cả số lượng lẫn chất lượng tinh trùng của nam giới. Cứ 3 người đàn ông nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh thì có 1 tới 2 người phải chịu đựng tình trạng này, kể cả khi họ nhiễm bệnh nhẹ, khỏe mạnh và còn trẻ tuổi.

Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận sau khi theo dõi 120 người đàn ông ở Bỉ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 cho tới hơn 2 tháng sau khi họ khỏi bệnh và có xét nghiệm âm tính.

Kết quả cho thấy 60% nam giới trong số những bệnh nhân này bị giảm độ linh động của tinh trùng trong 1 tháng đầu khỏi bệnh. 37% nam giới tiếp tục phải chịu thiệt hại đó cho tới tháng thứ 2 và 28% nam giới vẫn còn bị suy giảm chất lượng tinh trùng dù đã khỏi bệnh hơn 2 tháng.

Về số lượng tinh trùng cũng có sự sụt giảm ở 37% nam giới khỏi bệnh dưới 1 tháng, 29% khỏi bệnh dưới 2 tháng và 6% những người đã khỏi bệnh trên 2 tháng.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý số lượng và độ linh động của tinh trùng vẫn còn có thể tiếp tục bị suy giảm lâu hơn nữa ở những người đàn ông nhiễm Covid-19. Họ sẽ còn theo dõi những người này và cập nhật kết quả khi có số liệu mới trong thời gian tới.

"Chúng tôi ước tính thời gian phục hồi có thể là 3 tháng. Nhưng các nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để xác nhận điều này và xác định xem tổn thương vĩnh viễn có xảy ra ở một số ít nam giới bị nhiễm Covid-19 hay không", kết quả nghiên cứu viết.

Tinh trùng một số bệnh nhân Covid-19 không đạt chuẩn WHO dù đã khỏi bệnh

Như chúng ta đều biết, số lượng và độ linh động của tinh trùng là hai yếu tố quyết định tới khả năng thụ thai, hay nói cách khác là khả năng sinh sản của nam giới. Số lượng tinh trùng thấp và tinh trùng kém linh động có thể gây ra tình trạng vô sinh nam.

"Những cặp vợ chồng có mong muốn mang thai nên được cảnh báo về chất lượng tinh trùng của nam giới sau khi nhiễm Covid-19 có thể ở dưới mức tối ưu", nghiên cứu viết.

Mức tối ưu được định nghĩa ở đây là các tiêu chuẩn tinh trùng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Cụ thể các thông số này bao gồm: phải có ít nhất 39 triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, nồng độ tinh trùng phải trên 15 triệu/ml tinh dịch, phải có trên 58% tinh trùng sống (nghĩa là màng tế bào còn nguyên vẹn), ít nhất 40% tinh trùng di động hoặc 32% bơi được về phía trước, ít nhất 4% tinh trùng có hình dạng đạt chuẩn.

Nếu xét nghiệm tinh dịch của bạn đạt được chuẩn này, có nghĩa là bạn có sức khỏe sinh sản bình thường. Nhưng nghiên cứu theo dõi những người đàn ông mắc Covid-19 sau 2 tháng cho thấy vẫn có những người có giá trị không đạt chuẩn.

Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Trước khi bạn nói, "ồ nhưng Covid-19 chỉ thực sự ảnh hưởng đến những người lớn tuổi", hãy nhớ rằng hầu hết nam giới trong nghiên cứu này đều còn khá trẻ. Độ tuổi trung bình của họ là 34,7 tuổi với phạm vi từ 18 đến 69 tuổi.

Phần lớn những người tham gia đều tương đối khỏe mạnh. Chỉ có 16 người có bệnh lý nền khiến họ có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn. 8 người trong số những người tham gia nghiên cứu báo cáo đã gặp vấn đề về khả năng sinh sản từ trước khi nghiên cứu.

Hầu hết những người đàn ông này cũng không bị nhiễm Covid-19 quá nghiêm trọng. Chỉ có 5 người trong số họ đã phải nhập viện. 2 người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Một người thực sự phải thở máy.

Tại sao tinh trùng của nam giới suy giảm sau khi mắc Covid-19?

Các nhà khoa học ban đầu nghĩ rằng Covid-19 cũng như các bệnh gây ra bởi virus trước đây, nó khiến đàn ông bị sốt. Tăng thân nhiệt kéo dài đã từng được biết đến là nguyên nhân làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả ở những người đàn ông nhiễm Covid-19 không có triệu chứng sốt, số lượng và chất lượng tinh trùng của họ cũng bị suy giảm. Không có bằng chứng nào cho thấy nhiễm Covid-19 nặng hơn sẽ bị suy giảm tinh trùng nặng hơn và ngược lại.

"Điều này cho thấy rằng phải có những cơ chế khác ngoài sốt ảnh hưởng đến việc Covid-19 gây tổn thương cho tinh trùng của nam giới mắc phải nó", các nhà nghiên cứu cho biết.

Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng
Hầu hết những người đàn ông này cũng không bị nhiễm Covid-19 quá nghiêm trọng.

Để tìm ra nguyên nhân đó là gì, họ đã làm các xét nghiệm tìm các loại kháng thể chống tinh trùng trong tinh dịch của người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh.

Tình trạng kháng thể chống tinh trùng xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức và nhầm tinh trùng trong tinh dịch là một mầm bệnh xâm lược. Hậu quả là kháng thể sẽ tấn công hoặc tìm cách làm bất hoạt tinh trùng của nam giới.

Kết quả xét nghiệm từ nghiên cứu thực sự cho thấy nhiều nam giới khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 có 2 kháng thể IgA và IgG đang bám vào đuôi những con tinh trùng của họ. Ít nhất 14 người trong nghiên cứu có 10-40% tinh trùng bị kháng thể bám vào, đủ để gây ra thiệt hại cho khả năng sinh sản.

Một người thậm chí có các kháng thể bám vào trên 40% tinh trùng. Con số thực sự đã khiến anh ta bị một tình trạng được gọi là vô sinh do miễn dịch, các nhà nghiên cứu cho biết.

Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng
Các kháng thể chống tinh trùng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới sau khi mắc Covid-19.

Tín hiệu khả quan nhất từ nghiên cứu này đến từ việc các nhà khoa học không tìm ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có khả năng vượt qua hàng rào máu-tinh hoàn trong giai đoạn bệnh không cấp tính.

Điều này có nghĩa là virus không thể xuất hiện trong tinh dịch và lây truyền qua đường tình dục. Phát hiện này đã đánh tan các lo ngại trước đây cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập tinh hoàn thông qua các thụ thể ACE-2 như chúng đã làm với phổi.

Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy sự ảnh hưởng của Covid-19 tới hình thái của tinh trùng. Có nghĩa là căn bệnh dường như không tạo ra những tinh trùng dị dạng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Định nghĩa mới nhất của Bộ Y tế về F0, F1 và ca bệnh giám sát - nghi ngờ

Định nghĩa mới nhất của Bộ Y tế về F0, F1 và ca bệnh giám sát - nghi ngờ

Trong đó người được coi là F0 được xác định khi có 1 trong 4 yếu tố, F1 cũng được xác định khi có 1 trong 4 yếu tố và ca bệnh giám sát - nghi ngờ được xác định khi có 1 trong 5 yếu tố.

Đăng ngày: 30/12/2021
Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron

Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron

Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.

Đăng ngày: 30/12/2021
CDC Mỹ công bố nghiên cứu mới về thời gian ủ bệnh của Omicron

CDC Mỹ công bố nghiên cứu mới về thời gian ủ bệnh của Omicron

Thời gian ủ bệnh của F0 nhiễm chủng Omicron có thể rơi vào khoảng 72 tiếng, ngắn hơn so với các chủng khác, theo một nghiên cứu mới vừa được CDC Mỹ công bố.

Đăng ngày: 29/12/2021
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên

Bộ Y tế cho biết đã triển khai các biện pháp phòng chống, kiểm soát từ tối 27/12 sau khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về.

Đăng ngày: 28/12/2021
Lỗ hổng lớn bí ẩn trong

Lỗ hổng lớn bí ẩn trong "cây gia đình" của biến thể Omicron

Làm thế nào Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác?

Đăng ngày: 28/12/2021
Cách sử dụng và đọc kết quả trên kit test Covid-19

Cách sử dụng và đọc kết quả trên kit test Covid-19

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), người dân có thể tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, hay còn gọi là test nhanh, dễ dàng tại nhà.

Đăng ngày: 27/12/2021
Các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy cách chữa Covid-19 từ thời... Ai Cập cổ đại?

Các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy cách chữa Covid-19 từ thời... Ai Cập cổ đại?

Một số nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng phương pháp điều trị bệnh gout (gút) từ thời Ai Cập cổ đại có thể giảm nguy cơ tử vong do Covid-19 đến tận 50%.

Đăng ngày: 24/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News