Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt

Một loài khủng long ăn thịt từng sinh sống ở Madagascar cách đây 70 triệu năm cứ mỗi 2 tháng lại phải thay toàn bộ hàm răng của mình vì nhai quá nhiều thịt.

Theo CNN, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy loài khủng long Majungasaurus cứ mỗi 2 tháng lại tự thay toàn bộ hàm răng của chúng. Tốc độ thay răng này nhanh hơn các loài khủng long ăn thịt khác từ 2 đến 13 lần.

"Điều này có nghĩa là răng của chúng mòn đi rất nhanh, với nguyên nhân có thể là do chúng nhai rất nhiều xương", ông Michael D'Emic, tác giả nghiên cứu, giải thích. Ông là trợ lý giáo sư ngành sinh học tại Đại học Adelphi ở New York.

"Có các bằng chứng độc lập cho thấy những vết xước và sứt trên xương của các động vật khác, phù hợp với mẫu răng của loài Majungasaurus, và cho thấy những động vật này là con mồi của chúng", ông D'Emic nói thêm.

Majungasaurus có chiều dài khoảng 6,5 mét và là đỉnh của chuỗi thức ăn tại Madagascar. Những chiếc răng sắc nhọn của chúng có khả năng cắt vào thịt của con mồi như những con dao. Đặc điểm của chúng là chiếc mõm ngắn và một sừng nhỏ trên đỉnh đầu. Đây cũng là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất.

Cứ 2 tháng, loài khủng long này lại thay răng vì ăn quá nhiều thịt
Majungasaurus, sinh sống tại khu vực Madagascar trong khoảng thời gian từ 66-70 triệu năm trước, là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất. (Ảnh: iStock).

Tuy nhiên, dù hàm răng của Majungasaurus tỏ ra hiệu quả trong việc cắt xẻ thịt, chúng lại yếu ớt trong việc nhai xương. Nhai xương mặc dù vất vả nhưng một số loài vật, tiêu biểu như các loài gặm nhấm, thường dựa vào hoạt động này để bổ sung các vi chất thiết yếu.

"Đó là giả thiết của chúng tôi về lý do chúng thay răng nhanh như vậy", ông D'Emic nói và cho biết tốc độ phát triển của răng loài Majungasaurus tương đương với loài cá mập và các con khủng long ăn cỏ cỡ lớn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu răng của loài Majungasaurus và nhận thấy thay vì có tuổi thọ hàng năm, răng của loài này chỉ có tuổi thọ tính bằng ngày.

Việc thay răng chỉ xảy ra ở một số ít trong số các loài khủng long ăn thịt từng một thời thống trị Trái Đất.

"Tôi hy vọng dự án lần này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về các loài khủng long khác. Tôi nghĩ việc đó sẽ giúp phát hiện thêm nhiều bất ngờ nữa", ông D'Emic nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác ướp vua Tutankhamun nằm trong lăng mộ của mẹ kế?

Xác ướp vua Tutankhamun nằm trong lăng mộ của mẹ kế?

Vì sao tượng của vua Tut có bộ ngực của phụ nữ? Vì sao khuôn mặt của ông mang nét nữ tính? Điều này làm giới khoa học nghi ngờ rằng Vua Tut được chôn trong lăng mộ của người khác.

Đăng ngày: 02/12/2019
Rệp cây mắc kẹt trong hàm khủng long 75 triệu năm

Rệp cây mắc kẹt trong hàm khủng long 75 triệu năm

Khối nhựa cây chứa rệp dính vào hàm khủng long mỏ vịt, dần cứng lại thành hổ phách, lưu giữ thông tin khoa học về môi trường thời cổ đại.

Đăng ngày: 02/12/2019
3 thanh tuyệt thế cổ kiếm vô giá nhất thế giới

3 thanh tuyệt thế cổ kiếm vô giá nhất thế giới

Trong số các loại kiếm cổ với nhiều chất liệu khác nhau, các chuyên gia khảo cổ khẳng định kiếm đồng trong thời kỳ trước và sau triều đại Thương và Chu là “tuyệt thế“ và vô giá nhất thế giới. Đặc biệt phải kể đến 3 thanh tuyệt thế cổ kiếm chấn động một thời.

Đăng ngày: 01/12/2019
Sông băng Mông Cổ tan chảy, lộ ra một loạt cổ vật quý giá từ thời Thành Cát Tư Hãn

Sông băng Mông Cổ tan chảy, lộ ra một loạt cổ vật quý giá từ thời Thành Cát Tư Hãn

Khi quan sát các khu vực sông băng tan chảy, các nhà khảo cổ Mông Cổ đã tình cờ phát hiện ra các món đồ vật có giá trị từ thời Thành Cát Tư Hãn.

Đăng ngày: 01/12/2019
Tìm thấy báu vật phía dưới Kim tự tháp Mặt trời

Tìm thấy báu vật phía dưới Kim tự tháp Mặt trời

Các nhà khoa học cho rằng những cổ vật mới được tìm thấy có thể là một phần của nghi lễ tôn giáo cổ xưa.

Đăng ngày: 30/11/2019
Tại sao nhiều người Châu Âu thời Trung cổ lại ngủ trong những chiếc giường hộp?

Tại sao nhiều người Châu Âu thời Trung cổ lại ngủ trong những chiếc giường hộp?

Ngủ trong một chiếc giường hộp làm từ gỗ đã trở thành một thói quen của người dân nhiều nước Châu Âu thời trung cổ. Nó không chỉ giúp họ có được một giấc ngủ ngon hơn, riêng tư hơn mà còn bảo vệ họ trước những nguy hiểm rình rập.

Đăng ngày: 29/11/2019
Đồ lót dây nhỏ đã có từ 500 năm trước và điều này có thể viết lại một phần lịch sử ngành thời trang

Đồ lót dây nhỏ đã có từ 500 năm trước và điều này có thể viết lại một phần lịch sử ngành thời trang

Quả thật, đồ lót phụ nữ của 500 năm trước cũng độc lạ và thú vị chẳng kém gì thời nay.

Đăng ngày: 29/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News