Cụ bà đạt giải Nobel bước sang tuổi 102
"Tôi không quan tâm đến cái chết. Điều quan trọng nhất là thông điệp bạn để lại. Đó chính là sự bất tử", người phụ nữ đạt giải Nobel về y khoa đã phát biểu trong sinh nhật 102 tuổi của mình.
Cụ bà Rita Levi-Montalcini là khoa học gia đạt giải Nobel lớn tuổi nhất hiện nay (ảnh: Discovery)
Cụ bà Rita Levi-Montalcini vừa mừng sinh nhật 102 tuổi. Đây là nhà nghiên cứu hàng đầu về hệ thần kinh và là người phụ nữ thứ 4 từng được trao giải Nobel về Tâm lý và Y khoa năm 1986 do phát hiện ra nhân tố tăng trưởng thần kinh (cùng đồng nghiệp người Mỹ Stanley Cohen).
Từ đó đến nay Le-vi Montalcini vẫn theo đuổi phát hiện của mình trong Viện nghiên cứu não Châu Âu đặt tại Rome do chính bà sáng lập vào năm 2005 khi ở tuổi 96.
Nghiên cứu của bà có ảnh hưởng quan trọng đối với nghiên cứu nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư, Parkinson và bệnh Alzheimer.
Le-vi Montalcini sinh năm 1909 cùng cô em song sinh Paola trong một gia đình người Do Thái ở Turin (Ý). Cha bà khăng khăng rằng trách nhiệm của phụ nữ chỉ là làm vợ và làm mẹ, nhưng bà vẫn theo học trường y và tốt nghiệp năm 1936.
Tuy nhiên, sự nghiệp của bà bị gián đoạn bởi bộ luật năm 1938 của Mussolini cấm những người thuộc tầng lớp thấp học tập và phát triển sự nghiệp.
Không nản lòng, bà lập một phòng thí nghiệm ngay trong phòng ngủ của mình suốt Thế chiến II và nghiên cứu về sự phát triển các sợi thần kinh trong phôi gà. Sau khi chạy trốn cùng gia đình đến Florence (Ý) vào năm 1943, Levi-Montalcini làm việc như một bác sĩ và y tá, điều trị cho dân tị nạn bị bệnh truyền nhiễm.
Sau chiến tranh, bà nhận lời mời nhập học tại ĐH Washington ở St.Louis. Bà đã ở đây suốt 3 thập kỷ để tiếp tục nghiên cứu và các nhân tố phát triển thần kinh.
Levi - Mantalcini là giám đốc Viện sinh học tế bào thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Ý ở Rome từ 1968 - 1978. Bà cũng giảng dạy ở ĐH Washington đến 1977 và được phong hàm giáo sư. Sau 1978, Levi - Mantacini tiếp tục nghiên cứu tại viện Rome, nhận được vô số giải thưởng và công nhận từ các viện trên khắp thế giới.
Phát biểu trong buổi phỏng vấn nhân ngày sinh nhật, Levi-Montalcini nói: "Tôi không quan tâm đến cái chết. Điều quan trọng nhất là thông điệp bạn để lại. Đó chính là sự bất tử".

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.
