Cứ gặp nhện là đánh – Liệu chúng ta có nên giết những con nhện nhà hay không?

Một người thường khi thấy sự xuất hiện của nhện trong nhà có lẽ sẽ không vui và sẵn sàng "cho nó một chưởng" bằng bất cứ thứ gì trong tầm với.

Ngay cả một người không mắc hội chứng sợ nhện (tên gọi khoa học: Arachnophobia; bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: ἀράχνη/aráchnē có nghĩa là nhện và φόβος/phóbos: sự sợ hãi) cũng sẽ có những phản ứng theo cảm xúc tiêu cực khi thấy sự xuất hiện của một con nhện trong phòng và "cho nó một chưởng" bằng bất cứ thứ gì trong tầm với. Tuy nhiên, theo các nhà côn trùng học, giải pháp tốt nhất là không nên can thiệp vào và cứ để cho những sinh vật lông lá 8 chân này làm việc của chúng.


Giải pháp tốt nhất là không nên can thiệp, để cho nhện làm việc của chúng.

Hóa ra, hành động giết một con nhện không chỉ là "điềm xấu" mà điều này còn gây tổn hại đến hệ sinh thái trong nhà.

Ngay cả những ngôi nhà sạch sẽ nhất cũng có những con nhện đang cư trú. Trong tạp chí The Conversation, nhà côn trùng học Matt Bertone và các đồng nghiệp tại Đại học Bang North Carolina, Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu về 50 ngôi nhà ở North Carolina và ở mỗi ngôi nhà họ đều tìm thấy nhện. Theo Bertone, loài nhện là những thành viên quan trọng của hệ sinh thái bên trong nơi ở của con người. Chúng là những kẻ săn mồi "ăn tạp" và chén được hầu hết mọi thứ mà chúng bắt được: từ một con ruồi chết vì mắc kẹt trong cửa sổ đến một con muỗi đang định hút máu người. Đôi khi, những con nhện còn ăn thịt cả đồng loại nữa.


Một con nhện nhà đang rình bắt ruồi.

Nhiều "nạn nhân" của loài nhện là vật trung gian truyền bệnh tiềm ẩn. Thậm chí có một loài nhện nhảy ở châu Phi chỉ thích ăn những côn trùng hút máu trong nhà. Vì vậy, khi xuống tay giết chết một con nhện, bạn đã lỡ "tiêu diệt nhầm" một "chiến sĩ" hủy diệt mầm bệnh trong nhà mình.

Loài nhện sống trong nhà không phải là những con nhện quái vật có nọc độc ở Úc mà chúng ta vẫn thấy trên báo. Trong quá trình nghiên cứu của mình, Bertone thường chỉ tìm thấy những loài nhện phổ biến trong nhà như nhện Pholcidae và các loài chân đốt vô hại nhất thuộc họ nhện Theridiidae. Cả 2 loài nhện này đều giăng tơ ở nơi chúng sinh sống. Nhện Pholcidae đôi khi rời mạng nhện của mình để săn và ăn những con nhện khác xung quanh.


Những con nhện hầu như không bao giờ bò qua một người đang ngủ.

Sự thật là hầu hết các loài nhện đều có độc, nhưng nọc độc của phần lớn trong số chúng không đủ mạnh để có thể gây hại cho con người. Những chiếc răng nanh của nhện cũng thường quá yếu để có thể cắn xuyên qua da.

Những bộ phim Hollywood đã gieo rắc vào đầu chúng ta hình ảnh loài nhện tấn công con người khi ta đang mất cảnh giác. Tuy vậy, trái ngược với những "huyền thoại" phim ảnh này, những con nhện hầu như không bao giờ bò qua một người đang ngủ. Hành động ngáy, thở phì phò hay thậm chí là hơi thở bình thường của con người cũng đã đủ để xua đuổi các loài động vật chân đốt sống trong nhà. Hơn nữa, nhện đều sợ loài người và luôn cố gắng tránh chúng ta. Chúng ta nguy hiểm đối với chúng hơn rất nhiều so với chúng đối với chúng ta. Những trường hợp bị nhện cắn cực kỳ hiếm gặp.

Mặc dù có một số loài có độc tính mạnh như Black Widow, rất hiếm khi chúng cắn người và kể cả thế, những vết cắn này cũng ít khi gây ra các rối loạn bệnh lý trầm trọng.

Nếu bạn mắc chứng sợ nhện hoặc đơn giản là không muốn nhìn thấy những con nhện bò quanh nơi mình ở hãy làm theo lời khuyến nghị của các nhà khoa học: thay vì giết các loài động vật chân đốt thì hãy bắt chúng vào một chiếc hộp và thả ra đường. Tự những con nhện sẽ tìm thấy nơi ở mới và chúng ta cũng không phải mang nghiệp "sát sinh".


 Thay vì giết các loài động vật chân đốt thì hãy bắt chúng vào một chiếc hộp và thả ra đường.

Pholcidae là họ những loài nhện trong họ nhện thuộc phân bộ Araneomorphae. Chúng có chiều dài cơ thể từ 2–10 mm và chân có thể dài đến 50 mm. Người ta có thể bắt gặp chúng ở tất cả các lục địa trên thế giới trừ Nam Cực. Chúng đan mạng lưới lộn xộn, các mắt lưới không đều. Mạng nhện được chúng đan trong các khu vực ẩm ướt và tối, trong hang động và dưới đá, hang động vật bỏ hoang. 


Những con nhện này trông rất quen thuộc phải không?

Mạng nhện không có tính chất kết dính, nhưng cấu trúc bẫy côn trùng bất thường làm cho việc con mồi khó thoát. Nhện nhanh chóng bao phủ con mồi của nó bằng mạng nhện và sau đó gây ra vết cắn có độc để giết chết con mồi. Con mồi có thể được ăn hoặc được lưu trữ sau đó ngay lập tức.

Theridiidae là một họ nhện thuộc bộ Araneae. Họ này có 109 chi, tổng cộng có 2295 loài. Nhện Theridiidae hường sống ẩn dật, hầu như đều không có hại và vô cùng hiền lành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News