Cụ ông 111 tuổi đạt kỉ lục Guinness thế giới
Ở tuổi 111, cụ Alexander Imich người thành phố New York đã được công nhận là cụ ông cao tuổi nhất còn sống, theo ghi nhận của Kỷ lục Guinness thế giới.
Cụ bà cao tuổi nhất và còn sống, là cụ Misao Okawa, người Osaka, Nhật Bản, cụ 116 tuổi. Cụ bà này sinh ngày 5/3/1898. Người đã từng được ghi nhận là sống lâu nhất, ít nhất là do tổ chức Guinness ghi nhận, là 122 tuổi và 164 ngày, người đó chính là Louise Calment của Pháp, sinh ngày 21/2/1875 và đã mất tại một nhà dưỡng lão tại Arles, Pháp, vào 4/8/1997.
Imich, cụ ông cho rằng có được tuổi thọ như vậy nhờ thừa hưởng gene sống lâu và phong cách sống hiện đại và lành mạnh, được sinh ra vào ngày 4/2/1903 tại Częstochowa, Phần Lan. Ông và vợ ông, cụ bà Wela, đã di cư tới Mỹ vào năm 1953, tại đây, vợ ông đã mất năm 1986. Imich đã sống một mình tại Manhattan từ khi bà qua đời.
Cụ ông Alexander Imich. (Ảnh: Livescience)
Imich nói với tổ chức kỷ lục Guinness thế giới, phương châm sống của ông đó là: “luôn luôn theo đuổi những gì mình yêu thích và đam mê”.
Kỷ lục là người đàn ông thọ nhất còn sống hiện nay của cụ ông Imich đã được xác nhận sau khi người giữ kỷ lục trước đó, cụ ông Arturo Licata người Y qua đời vào ngày 24/5. Cụ Licata thọ 111 năm và 357 ngày.
Vậy bí quyết để sống lâu như vậy là gì? Trong khi có vô số nghiên cứu đã tập trung vào tuổi thọ và những gì khác giữa những người sống thọ và những người không sống thọ được như vậy, không có yếu tố nào được khẳng định vai trò nổi bật. Dù vậy, cả di truyền và lối sống lành mạnh dường như đều đóng vai trò quan trọng.
Trong một nghiên cứu chi tiết năm 2010 trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy 150 dấu ấn di truyền (gene marker) có thể dự đoán 77% thời gian liệu một người có thể sống đến tuổi 90 hoặc lâu hơn không. Một nghiên cứu khác trong năm 2011 đã chỉ ra các gene sống thọ, như những người tham gia nghiên cứu ở tuổi 95 và cao tuổi hơn đã sống không lành mạnh hơn so với dân số nói chung.
Tuy nhiên không có kết luận nào được đưa ra. Trong năm 2012, các nhà nghiên cứu đã báo cáo về một ngôi làng có nhiều người sống thọ hàng trăm tuổi trên một khu vực núi thuộc đảo Sicily, người dân ở đây tôn trọng và áp dụng các chế độ ăn uống chặt chẽ với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, ăn ít thịt đỏ và Carbonhydrate tinh chế.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
