Cụ ông Iran qua đời tại sân bay Pháp sau khi sống ở đây hơn một thập kỷ
Một người Iran lưu vong đã qua đời sau khi mắc kẹt hơn một thập kỷ tại sân bay Pháp. Câu chuyện khó tin của người đàn ông này là nguyên mẫu của bộ phim "The Terminal" nổi tiếng có sự tham gia của tài tử Tom Hanks.
Theo RT, ông Mehran Karimi Nasseri (77 tuổi) đã qua đời hôm 12/11 tại nhà ga 2F của sân bay Charles de Gaulle (Paris, Pháp).
Nasseri rời Iran vào năm 1977 và từng được cho phép tị nạn ở Bỉ. Ông bắt đầu đi vòng quanh châu Âu vào tháng 11/1988 để tìm kiếm tung tích mẹ ruột nhưng thất bại.
Thiếu thị thực, Nasseri bị từ chối nhập cảnh Anh, Đức và Hà Lan trước khi đến sân bay Paris. Ông bị tạm giữ, sau đó được đưa đến nhà ga số 1. Nasseri lưu lại tại sân bay với chiếc vali của mình, sống nhờ thức ăn do nhân viên sân bay cung cấp và tự gọi mình là "Ngài Alfred".
Mehran Karimi Nasseri sống trong sân bay Paris. (Ảnh: Getty)
Năm 1992, một tòa án Pháp ra phán quyết rằng Nasseri không thể bị trục xuất khỏi sân bay, nhưng cũng không được phép nhập cảnh nước này. Đến năm 1999, ông được cấp quyền cư trú với tư cách một người tị nạn, nhưng ở thời điểm này, ông không còn muốn rời sân bay nữa.
Câu chuyện của Nasseri sau đó đã thu hút sự chú ý của Steven Spielberg, người đề nghị trả Nasseri 250.000 đô la để có quyền chuyển thể thành phim. Bộ phim ra mắt năm 2004 với cái tên "The Terminal". Phim có sự tham gia của Tom Hanks trong vai một người đàn ông Đông Âu mắc kẹt tại sân bay Mỹ sau khi bị từ chối nhập cảnh, nhưng lại không thể về nước vì quê hương có đảo chính.
Cùng năm đó, cuốn tự truyện của Nasseri - do tác giả người Anh Andrew Dorkin đồng sáng tác - được phát hành.
Cuối cùng, Nasseri đã rời sân bay vào năm 2006 khi phải nhập viện.
Ông đã trở lại sân bay vào tuần trước, sau khi tiêu gần hết số tiền của mình. Vài nghìn euro đã được tìm thấy trong hành lý của Nasseri khi ông qua đời.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...
