Cụ Rùa được cho ăn cá, bôi thuốc kháng khuẩn
Ngày đầu tiên ở bể trị thương, cụ Rùa hồ Gươm ăn cá và phổi bò. Cụ sẽ được điều trị ngoài da và lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán các nguy cơ về sức khỏe.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề thuộc Viện nuôi trồng thủy sản, trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho Rùa hồ Gươm, cho biết vết thương của cụ Rùa không đáng lo ngại, các móng của cụ Rùa vẫn còn nguyên. Ông cho biết trong những ngày đâu, điều quan trọng nhất là nâng sức bằng cách tăng cường dinh dưỡng cho cụ, sau đó mới đến trị bệnh.
"Nhận định ban đầu là cụ chỉ bị bệnh loét mãn tính ngoài da do vi khuẩn và nấm. Bước đầu chỉ cần bôi thuốc Castellani kháng khuẩn và theo dõi hằng ngày, chưa cần tiêm hoặc cho uống thuốc", tiến sĩ Tề nhấn mạnh.
Rùa trong lưới. Có thể nhìn rõ một vết sâu trên mai rùa và những vết trắng trên chi. Ảnh: AFP.
Ông Hà Hồng, người dành nhiều thời gian theo dõi sức khỏe cụ trong những ngày qua cho biết, theo quan sát bằng mắt thường, cụ Rùa hồ Gươm chiều dài mai khoảng 1,2 mét, đuôi dài 35cm. Chiều rộng mai hơn 80 cm. Đầu chi trước bên phải Rùa bị thương; vết loét trên mai gần cổ dài 10 cm, rộng 4 cm, chi sau hơi bị loét chỗ móng, trên mai có hai vết sẹo đã liền.
Tiến sĩ Tề nhấn mạnh thêm rằng cụ Rùa không bị mất móng. Vết màu trắng trên chân phía trước và trên cổ là do giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo.
Lo ngại nhất của nhóm chẩn đoán là nguy cơ Rùa mắc bệnh viêm phổi. Để biết rõ các bệnh bên trong nội tạng của cụ Rùa, các thành viên trong tổ chữa trị đã lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh, phân loại hình thái, xác định giới tính.
"Đồng thời nhóm đã thu mẫu ADN, dự kiến cuối tuần này có thể đưa ra kết luận về bệnh trạng của cụ Rùa", tiến sĩ Tề cho biết.
Cụ Rùa trong bể dưỡng thương. Các nhà khoa học ước tính Rùa nặng 200 kg. Ảnh: Hoàng Long.
Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên hội đồng chữa trị Rùa hồ Gươm, cụ Rùa ăn cá ngay trong ngày đầu vào bể là tín hiệu mừng.
"Trong quá trình vây bắt, chúng tôi thấy một điều quan trọng là nguồn thức ăn cho rùa trong hồ thiếu trầm trọng. Không hề có con cá nào lọt lưới khi vây bắt rùa".
Để chống sốc môi trường, nước để nuôi Rùa trong bể là nước của chính hồ Gươm bơm vào qua hệ thống lọc. Độ sạch của nước trong bể được hiểu theo ý nghĩa môi sinh.
"Từ lúc đưa Rùa vào bể chữa thương, chưa thấy có dấu hiệu cụ bị sốc. Có thể cụ đã quen với tiếng ồn của Hà Nội", ông Vĩnh nói.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
