"Cụ tổ" của Internet qua đời ở tuổi 81
Tiến sĩ Larry Roberts qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 26/12 tại nhà riêng ở Redwood City, California.
Internet đã mất đi một trong những kiến trúc sư đầu tiên của mình - Larry Roberts. Ông là người thiết kế và quản lý chương trình ARPAnet, mạng tiền thân của Internet ngày nay.
Trong khi Vint Cerf hay Tim Berners-Lee được mọi người nhắc đến nhiều với vai trò "cha đẻ" của Internet thì Larry Roberts đã đưa ra những quyết định quan trọng về phương thức vận hành của Internet.
Roberts làm việc bên một máy tính hồi thập niên 1960. (Ảnh: History Computer).
Roberts đã tiếp cận với khái niệm mạng máy tính từ những năm đầu thập niên 60 khi đọc bài báo của JCR Licklider về "mạng máy tính liên thiên hà".
Khi người đứng đầu Văn phòng Kỹ thuật Xử lý thông tin của ARPA tìm người kết nối các máy tính nghiên cứu của ARPA lại với nhau, ông ta đã chọn Larry Roberts.
Lúc đầu bản thân Roberts không hiểu lắm cho đến khi Wesley Clark đề xuất sử dụng các máy tính nhỏ để xử lý kết nối mạng. Tuy nhiên, sau đó ông đã trở thành người xây dựng thành công mạng ARPAnet và công nghệ chuyển mạch gói, nền tảng cơ bản cho Internet, truyền thông dữ liệu và âm thanh trên toàn thế giới hiện nay.
Larry Roberts (ngoài cùng, bên trái) cùng với những người đã đi tiên phong để tạo nên Internet, từ trái qua gồm Robert Kahn, Vinton Cerf và Tim Berners-Lee. Hình ảnh được chụp khi các ông dự hội nghị tại Tây Ban Nha năm 2002. (Ảnh: Getty Images).
Tiến sĩ Larry Roberts cũng là người quyết định xây dựng một mạng lưới phân phối sự kiểm soát của hệ thống mạng cho nhiều máy tính. Ngày nay mạng phân tán cũng là một phần nền tảng cốt lõi của Internet.
Roberts rời ARPA vào năm 1973 nhưng ảnh hưởng của anh không dừng lại ở đó. Thông qua công ty Telenet, ông đã thương mại hóa thành công công nghệ chuyển mạch gói cũng như thực hiện một số nghiên cứu giúp cải thiện chất lượng mạng Internet.
Những năm tiếp theo, các công ty Caspian Networks và Anagran do ông điều hành cũng hoạt động trong lĩnh vực tăng cường chất lượng các dịch vụ qua mạng Internet, chẳng hạn như dịch vụ truyền phát video.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
