Cửa hàng điện mặt trời cho vùng nghèo
Không có điện, cuộc sống của những người dân nông thôn nghèo khó vô cùng vất vả. Không ti vi, không đèn đóm, không thực phẩm dự trữ (vì không có tủ lạnh), muốn dùng điện thoại di động phải chạy 20-30km tới chỗ có điện để sạc. Tình cảnh khó khăn ấy ở nhiều nước châu Phi, châu Á... đang được các nhà khoa học Đức giải quyết bằng sản phẩm Solarkiosk.
Ông Caspar Wiik - cán bộ của Viện Reiner Lemoine Institut chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời của Đức cho biết, 1 năm rưỡi trước đây, các nhà khoa học của viện đã có đợt nghiên cứu dài ngày ở vùng nông thôn Etiopia và thấy cuộc sống người dân vô cùng khổ cực vì thiếu điện.
Hàng ngày, họ phải đi xa tới 20-30km để mua thực phẩm bởi những nơi họ sinh sống không có các cửa hàng bán thực phẩm, thuốc men vì không bảo quản được. Trẻ em không thể học ban đêm vì không có điện... Từ đó, các nhà khoa học có ý tưởng thiết kế cửa hàng sử dụng năng lượng mặt trời (Solarkiosk), tích hợp nhiều tiện ích phục vụ người dân vùng nông thôn. Sau 1 năm rưỡi nghiên cứu và thiết kế, Solarkiosk đã ra đời với 7 chiếc đầu tiên.
Phóng viên NTNN được thăm mô hình đầu tiên của cửa hàng này tại Công ty Solarkiosk GmbH (thủ đô Berlin, Đức), trước khi nó được xuất khẩu sang Etiopia. Đó là một cửa hàng rộng chừng 10m2, được thiết kế hợp lý với hệ thống panel hấp thụ năng lượng mặt trời đặt trên mái. Bên trong là hệ thống kệ bày hàng, tủ lạnh và hệ thống pin nạp điện từ các tấm panel với lượng điện có thể sử dụng thắp sáng, chạy tủ lạnh và vận hành các thiết bị điện cần thiết khác.
Theo ông Caspar, năng lượng thu được từ các tấm panel không đấu trực tiếp vào các thiết bị điện mà được dự trữ vào một hệ thống pin điện. Hệ thống pin của Solarkiosk có tuổi thọ khoảng 10 năm, có thể dự trữ đủ lượng điện chạy trong 2-3 ngày (với các nước có ngày mưa nhiều, Solarkiosk GmbH có thể thiết kế pin dự trữ lượng điện dùng cho khoảng 7 ngày).
Nhược điểm của Solarkiosk là giá còn cao, khoảng 20.000 euro/cửa hàng (tương đương 520 triệu đồng), chưa phù hợp với thu nhập của người dân nông thôn. Ông Caspar Wiik cho biết, tương lai nếu sản xuất đại trà, giá của Solarkiosk có thể chỉ bằng một nửa hiện nay.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.
