Cửa sổ thông minh kiêm tấm pin năng lượng Mặt trời
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển loại kính cửa sổ có thể tự động đổi màu khi ánh nắng chiếu vào nhằm giữ cho các tòa nhà luôn mát mẻ, đặc biệt, chúng cũng là các tấm pin năng lượng Mặt trời.
Một mẫu kính quang điện cảm ứng nhiệt mới của các chuyên gia NREL.
Kính đổi màu đã xuất hiện từ lâu, được dùng phổ biến nhất trong mắt kính tự động chuyển màu dưới ánh sáng chói. Gần đây, các nhà khoa học còn nâng cấp thêm khả năng điều chỉnh điện tử cho loại kính này, có thể đổi màu theo yêu cầu và ứng dụng với kích cỡ lớn. Trong khi đó, các tế bào năng lượng mặt trời trong suốt (hoặc bán trong suốt) ngày càng hiệu quả hơn, có thể kết hợp làm cửa sổ.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) của Bộ Năng lượng Mỹ đã kết hợp hai công nghệ trên để tạo ra loại kính cửa sổ công nghệ cao. Về cấu tạo, một màng mỏng perovskite - một vật liệu pin quang năng mới nổi - được chèn vào giữa hai tấm kính, với một dung môi đặc biệt được bơm vào khoảng trống. Khi độ ẩm thấp, perovskite vẫn trong suốt, cho phép cửa sổ lấy sáng như bình thường. Ở một số mức nhiệt nhất định, dung môi làm cho các tinh thể perovskite biến đổi trật tự sắp xếp và đổi màu, cho đến khi tối sẫm hoàn toàn thì quá trình trưng thu quang điện bắt đầu. Cụ thể, khi kính nóng lên từ 35 đến 46°C, kính cửa sổ có thể chuyển đổi qua lại giữa các màu khác nhau, từ trong suốt sang vàng, cam, đỏ và nâu, trong khoảng 7 giây.
Công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu khẳng định loại kính mới với công nghệ “quang điện cảm ứng nhiệt” là giải pháp hữu hiệu vừa chống nóng, giảm nhu cầu dùng máy điều hòa, vừa trưng thu năng lượng từ ánh nắng cung cấp cho các tòa nhà.
- Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi
- Hang động dung nham bí ẩn rộng 50m trên sao Hỏa
- Tại sao hồ Baikal lại có nhiều loài đặc hữu như vậy?

Nhật Bản chế tạo túi đựng từ cám gạo và hộp sữa có thể ăn được
Một doanh nhân tại điểm du lịch Nara nổi tiếng của Nhật Bản đã triển khai một giải pháp thay thế cho túi mua sắm bằng nilon nhằm bảo vệ loài hươu quý hiếm của thành phố.

"Sơn thông minh" lọc không khí, chặn virus Corona trong 15 phút
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sơn Airlite có thể tiêu diệt 99% phân tử của chủng virus Corona NL63 trong chưa đầy 15 phút, nhờ thúc đẩy sự hình thành các hạt ion giúp phá.

Chip làm từ phân bò của Ấn Độ sẽ giảm đáng kể bức xạ từ điện thoại
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Gia súc (RKA), ông Vallabhbhai Kathiria, mới đây đã tiết lộ một loại chip được làm từ phân bò có thể làm giảm bức xạ từ điện thoại di động.

Siêu máy ảnh chụp 100 tỷ hình trên giây ở chế độ 3D
Một nhà khoa học tạo ra máy ảnh tốc độ cao, có thể ghi lại sóng ánh sáng khi chúng chuyển động ở chế độ 3D.

Giờ đây chúng ta đã có thể lấy nước uống từ không khí
Các nhà khoa học Mỹ cùng với đồng nghiệp Hàn Quốc đã phát triển một nguyên mẫu hệ thống thu nhận nước từ không khí ngay cả khi độ ẩm rất thấp.

Robot sẽ thay thế cá heo hoang dã trong tương lai
Cá heo robot sẽ là giải pháp thay thế động vật hoang dã tại các công viên giải trí trong tương lai gần.
