Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ

Anne Morrow Lindbergh (22/6/1906 - 7/2/2001) là một tác giả và phi công máy bay người Mỹ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ và cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận được Huân chương Hubbard của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ.

Những cuốn sách về các chuyến du lịch của Anne, cũng như tuyển tập nhật ký và thư, đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Bà Anne sinh ra tại thành phố Englewood, bang New Jersey, Mỹ. Có mẹ là một nhà thơ, giáo viên nên bà cùng 3 anh chị em sớm biết đọc, viết và có tình yêu với văn chương.

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Anne Lindbergh khi còn trẻ.

Bà theo học tại Đại học Smith và tốt nghiệp bằng cử nhân Nghệ thuật vào năm 1928. Trong thời gian đi học, bà giành được vài giải thưởng về văn chương như: giải Elizabeth Montagu, giải Văn học Mary Augusta Jordan…

Năm 1929, bà kết hôn với Charles Lindbergh, một phi công có tiếng thời bấy giờ và cùng năm đó, bà thực hiện chuyến bay một mình đầu tiên. Năm sau, bà nhận bằng lái, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên có bằng lái tàu lượn hạng nhất.

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Hai vợ chồng Charles và Anne Lindbergh năm 1929.

Vào thập niên 1930, hai vợ chồng Charles và Anne cùng nhau khám phá và lập biểu đồ đường hàng không giữa các lục địa, nhằm khám phá các tuyến hàng không tiềm năng cho các hãng hàng không thương mại.

Họ là những người đầu tiên bay từ châu Phi đến Nam Mỹ và khám phá các tuyến đường hàng không vùng cực từ Bắc Mỹ đến châu Á và châu Âu.

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Vợ chồng nhà Lindbergh trên chiếc máy bay cánh quạt Lockheed Model 8 Sirius năm 1931.

Chi tiết về chuyến đi của họ được đề cập trong các cuốn sách của bà Anne như: "North to the Orient" ("Từ Bắc tới Đông", năm 1935, về việc bay đến Nhật Bản và Trung Quốc qua Bắc Cực); cuốn "Listen! The Wind" ("Hãy lắng nghe cơn gió!", năm 1938, về chuyến bay xuyên Đại Tây Dương từ châu Phi đến Nam Mỹ)…

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Anne cùng con trai mới sinh của mình.

Tính đến năm 1934, gia đình Lindbergh đã bay 40.000 dặm (khoảng 64.000km) và chính sự đóng góp này đã giúp Anne nhận được Huân chương Hubbard. Sau việc con trai đầu lòng của họ bị bắt cóc và giết hại, hai vợ chồng họ chuyển tới châu Âu một thời gian.

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Vợ chồng nhà Lindbergh cùng Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Nhà Trắng năm 1962.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, bà Anne tập trung vào viết lách và cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như: "Gift from the Sea" ("Món quà từ biển cả", năm 1955), "North to the Orient", "Listen! The Wind"… 

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Huy chương Hubbard năm 1934 của bà Anne Lindbergh. Trên đó có hình minh hoạ cho đường bay dài tầm 64.000km của vợ chồng bà.

Cuộc đời người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng lái tàu lượn của Mỹ
Nữ phi công khi về già (1975).

Sau khi bà qua đời năm 2001, vài tác phẩm của bà được nhận giải thưởng văn học của Mỹ. Anne Lindbergh đã nhận được nhiều danh hiệu, bao gồm cả việc được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Hàng không Quốc gia Mỹ (1979) và Đại sảnh Danh vọng Phụ nữ Quốc gia Mỹ (1996).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Ai là người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh?

Người đầu tiên điều khiển chiếc máy bay có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh là phi công Chuck Yeager người Mỹ.

Đăng ngày: 01/07/2024
Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống thực sự trong không gian: Theo lời kể của phi hành gia Marsha Ivins

Cuộc sống của các phi hành gia trong không gian ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu và thử thách.

Đăng ngày: 28/06/2024
Nightingale Florence - Người sáng lập ngành điều dưỡng

Nightingale Florence - Người sáng lập ngành điều dưỡng

Bà được coi là " bà tổ" ngành điều dưỡng hiện đại và trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Victoria với hình ảnh "quý bà cầm ngọn đèn" đi chăm sóc cho thương binh.

Đăng ngày: 08/06/2024
Cuộc chiến xương nổi tiếng giữa hai nhà cổ sinh vật học

Cuộc chiến xương nổi tiếng giữa hai nhà cổ sinh vật học

Cả Othniel Marsh và Edward Cope đều phát hiện vô số hóa thạch khủng long vào thế kỷ 19 nhưng ám ảnh với mục tiêu hạ bệ nhau trong Cuộc chiến xương.

Đăng ngày: 24/05/2024
Cuộc đời của Al-Khwarizmi -

Cuộc đời của Al-Khwarizmi - "Ông tổ" của thuật toán

Các thuật toán đã trở thành một phần không thể thiếu trong thời đại công nghệ hiện nay.

Đăng ngày: 20/05/2024
Cuộc đời của Robert Adler - cha đẻ của điều khiển từ xa TV

Cuộc đời của Robert Adler - cha đẻ của điều khiển từ xa TV

Nhà phát minh Robert Adler sở hữu tổng cộng 180 bằng sáng chế thiết bị điện tử, với các ứng dụng từ những lĩnh vực chuyên sâu cho đến đời sống hằng ngày.

Đăng ngày: 07/05/2024
Siegfried Marcus - Nhà phát minh xe hơi bị lãng quên

Siegfried Marcus - Nhà phát minh xe hơi bị lãng quên

Chiếc xe hơi đầu tiên sử dụng động cơ xăng được chế tạo bởi nhà phát minh người Áo Siegfried Marcus vào năm 1875 nhưng ông thường không được nhắc tới.

Đăng ngày: 07/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News