Cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen tham lam và ngôi sao thiếu may mắn

Các nhà thiên văn học tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) đã ghi nhận cuộc gặp chết chóc giữa một lỗ đen vũ trụ có khối lượng trung bình và một ngôi sao thiếu may mắn.

Trang SciTechDaily ngày 19/9 đưa tin trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học The Verstrophysical Journal, nhóm các nhà thiên văn học do nhà nghiên cứu Sixiang We tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã sử dụng tia X phát ra từ sự kiện gián đoạn thủy triều được gọi là J2150 để thực hiện phép đo khối lượng lỗ đen đầu tiên. Họ quan sát lỗ đen vũ trụ này - có khối lượng trung bình, nặng hơn 10.000 lần khối lượng của Mặt trời - từ cách đây rất lâu.

Các nhà thiên văn học ghi nhận cuộc gặp chết chóc giữa lỗ đen nói trên với một ngôi sao, tạo nên vệt sáng kéo dài. Điều đó cho thấy ngôi sao xấu số đã bị lỗ đen ngấu nghiến và nuốt chửng. 


Tia sáng từ ngôi sao bị xé vụn trước khi bị lỗ đen nuốt chửng. (Ảnh: NASA).


Sự kiện gián đoạn thủy triều. (Ảnh: NASA).

Nhà nghiên cứu We nói: "Phát xạ tia X từ đĩa bên trong được hình thành bởi các mảnh vụn của ngôi sao chết khiến chúng ta có thể suy ra khối lượng của lỗ đen và phân loại nó như một lỗ đen có khối lượng trung bình".

"Có thể nhìn thấy lỗ đen này khi nó nuốt chửng một ngôi sao giúp chúng ta có cơ hội quan sát những thứ được xem là vô hình. Không những vậy, bằng cách phân tích tia sáng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về loại lỗ đen khó nắm bắt này và có thể tính được phần lớn lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà" - GS thiên văn học Ann Zabludoff, đồng tác giả bài báo, cho biết.

"Chúng ta vẫn biết rất ít về sự tồn tại của các lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà nhỏ hơn Dải Ngân hà. Do những hạn chế về quan sát, sẽ là một thách thức để khám phá các lỗ đen trung tâm nhỏ hơn 1 triệu lần khối lượng Mặt trời" - đồng tác giả bài báo Peter Jonker cho biết thêm.

Các nhà khoa học hiện có rất ít thông tin về nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn. Và các lỗ đen có khối lượng trung bình có thể là "hạt giống" từ các lỗ đen siêu lớn phát triển thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News