Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có… gián?

Gián là loài côn trùng với tập tính sống ở mọi nơi bẩn thỉu, là trung gian truyền một số loại bệnh như tiêu chảy, dịch tả… là thủ phạm gặm nhấm và làm hư hỏng các vật dụng như quần áo, sách vở…

>>> Kinh ngạc thuật ẩn thân của gián

Những mối lo ngại đó khiến chúng ta thường có tâm lý “không cho nó thoát” khi nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, khi mà loài gián bị xóa sổ hoàn toàn thì lúc ấy, cuộc sống của con người liệu có “dễ thở” hơn không?

Đem thắc mắc đến hỏi Giáo sư Srini Kambhampati, trưởng bộ môn sinh học Đại học Texas tại Tyler, ông cho biết trên thực tế, loài gặm nhấm này mang lại những tác dụng không hề nhỏ và cuộc sống sẽ bị xáo trộn phần nào nếu chúng đột ngột biến mất.

Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có… gián?
Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có gián?

Trên thế giới, côn trùng nói chung là nguồn thực phẩm quan trọng cho nhiều loài chim và động vật có vú nhỏ chuyên ăn sâu bọ, chẳng hạn như chuột. Tất nhiên, quá trình tồn tại của chúng không chỉ dựa vào một mình loài gián. Cho nên nếu loài gián có mất đi thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự xuất hiện đó, chỉ có điều số lượng của chúng chắc chắn sẽ giảm sút, kéo theo vô vàn bất lợi khác. Chẳng hạn, sự suy giảm “dân số” chuột là nỗi ám ảnh với các loài săn chuột gồm mèo (cả mèo nhà và mèo hoang), chó sói, đại bàng hay một số giống chim và bò sát khác.

Cá biệt ở không ít loài phụ thuộc hoàn toàn vào gián như ong bắp cày ký sinh trên trứng gián, “gần như chắc chắn sẽ bị tuyệt chủng”, Kambhampati nói.

Ngoài ra, nếu điều đó trở thành hiện thực thì hệ quả tất yếu không thể không nhắc đến chính là sự hỗn loạn của cái gọi là chu kỳ nitơ.

Gián hầu như chỉ ăn các chất hữu cơ thối rữa chứa rất nhiều nitơ. Nhờ đó, nitơ trong phân gián là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nhiều loài thực vật. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của loài gián sẽ ảnh hưởng lớn đến các khu rừng cùng những sinh vật sống ở đó.

Vì thế, trước khi có ý định giết chúng, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ những điều trên và biết đâu nó sẽ làm thay đổi hành động của bạn!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News