Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà

Vốn đã nổi danh là thủ đô lạnh nhất thế giới mà giờ đây, Ulaanbaatar còn thêm cái tiếng ô nhiễm nhất. Bụi than độc hại quyện hẳn một lớp dày, lên đến 345microgam/m3, gấp những 13,8 lần hàm lượng bụi mịn tiêu chuẩn (25mcg/m3/ngày) của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nằm tại phía Bắc của miền Trung Mông Cổ, trên độ cao 1310m so với mặt nước biển, Ulaanbaatar vừa là trung tâm văn hóa, kinh tế vừa là thủ đô hành chính của quốc gia Mông Cổ.

Thành phố lạnh và ô nhiễm nhất

Tại Ulaanbaatar, mùa hè ấm áp vụt qua nhanh như gió thoảng còn mùa đông thì lỳ lợm kéo dài, mang băng giá và hanh khô trải khắp các ngả. Nó khiến cho nhiệt độ trung bình cả năm của thành phố xuống thấp tới mức -2,4C. Trong những thời điểm cực đoan, nhiệt độ còn xuống tới -40oC.

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà
Ulaanbaatar tuyệt đẹp nhưng đang chìm trong màn sương bụi ô nhiễm.

Kể từ thập niên 1990, khi thành phố bước vào công nghiệp hóa với những nhà máy nhiệt điện lớn, chuyện ô nhiễm không khí cũng bắt đầu. Tại các quận thuộc phía Bắc của Ulaanbaatar, nơi định cư của các hộ dân du mục, tình trạng ô nhiễm lại càng nghiêm trọng.

Vì quá lạnh, cư dân vơ tất cả những gì có thể đốt được lại nhóm lửa, làm mức độ bụi than độc hại trong không khí mỗi lúc một cao hơn nữa.

Xét ra, Ulaanbaatar chiếm đến 45% dân số của Mông Cổ. Theo số liệu thống kê năm 2013, thành phố bao gồm 1,3 triệu người, mật độ dân cư lên đến 272 người/km2.

Mật độ bụi gấp gần 14 lần mức tiêu chuẩn

Với lượng dân cư đông đúc như thế, Ulaanbaatar tất nhiên cũng đầy trẻ nhỏ. Trên khắp thế giới, các thiếu nhi đều phải vật lộn với ô nhiễm môi trường, nhưng riêng trẻ em Ulaanbaatar thì khổ sở hơn cả.

Vào một buổi sáng tháng 3/2019, khi Annabelle Timsit, một phóng viên ở Ulaanbaatar thử đo mức độ bụi trong không khí trước Trường mẫu giáo số 212 trong khu vực Dari Ekh của Ulaanbaatar, cô kinh hoàng nhận ra con số đã cao tới mức 345mcg/m3.

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà
Nồng độ bụi cực cao ngay trong một lớp mầm non ở Trường mẫu giáo số 212, Dari Ekh, Ulaanbaatar.

WHO quy định thì mức bụi an toàn trong không khí là 25mcg/m3/ngày. Với mật độ bụi kinh khủng này, Ulaanbaatar đã vượt qua mức độ an toàn những 13,8 lần, chạm tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Còn theo xác nhận trực quan của Timsit thì bụi đã dày đến mức tạo thành một màn sương mù đặc và dính dấp, vô cùng khó chịu. Mỗi lần hít thở là lập tức cảm nhận được hằng hà sa số hạt hụi ào ạt xông vào mũi. Ngay cả mặt nạ chống bụi công nghệ cao cũng chẳng tác dụng gì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi là đặc biệt mẫn cảm với ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là bởi cả cơ thể lẫn não bộ của chúng vẫn còn trong giai đoạn dễ bị tổn hại nhất.

Vì nặng hơn không khí nên bụi dày nhất ở tầm sát với mặt đất. Trẻ càng nhỏ thì càng có nguy cơ hít phải nhiều bụi hơn. Các bé cũng thở nhanh và thường thở cả bằng miệng, nên mức độ nhiễm bụi vào đường hô hấp càng lớn.

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà
Các bé phải đeo khẩu trong cả trong phòng.

Trong 3 năm đầu đời, tốc độ phát triển của não bộ người cực kỳ nhanh, có thể tạo ra trên 1 triệu kết nối thần kinh mỗi giây. Sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ em qua đường thở, bụi mịn có thể đi vào máu, theo vòng tuần hoàn tới mọi cơ quan, bao gồm cả não bộ. Chúng phá vỡ hoạt động bình thường, tổn thương tế bào não, gây nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim, não, hô hấp, miễn dịch… kéo dài ảnh hưởng đến vĩnh viễn.

Với các thai phụ, bụi mịn có thể đi vào tử cung, gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, từ sinh non, sinh nhẹ cân đến sảy thai, chết lưu.

Cũng theo WHO, toàn cầu có 1,8 tỷ trẻ em. Đáng ngại là hơn 90% các bé vẫn đang bị phơi nhiễm không khí độc hại mỗi ngày. Tại các nước phát triển, 52% các bé dưới 5 tuổi phải tiếp xúc với bụi mịn nguy hiểm. Còn tại các nước đang phát triển, tỉ lệ này lên đến những 98%.

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà
Bụi mịn ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em, kéo dài tác động đến cả đời.

Giữ trẻ trong nhà vì sợ bụi độc

Khiếp hãi trước tình trạng ô nhiễm bụi, nhiều phụ huynh Ulaanbaatar buộc lòng phải chọn cách cho con nghỉ học, giữ chúng ở trong nhà.

"Con trai út của tôi chưa lúc nào được ra ngoài," - Altantuya, một bà mẹ Ulaanbaatar cho hay. Nhưng có lẽ cũng bởi vì không được ra ngoài, cậu bé bị chẩn đoán mắc bệnh còi xương và thiếu hụt vitamin D. Chỉ mới từ mùa thu đến nay, cậu bé đã 3 lần đổ bệnh. Cả 3 lần đều liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, là bị cảm cúm và viêm phế quản.

Cuộc sống tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi độc đến mức trẻ em phải ở yên trong nhà
Các bậc phụ huynh buộc phải giữ con ở yên trong nhà vì sợ bụi.

Ngoài cậu út, Altantuya còn 2 con lớn đang tuổi đi nhà trẻ. Tuy nhiên, cô dự tính sẽ giữ cả 2 đứa trong nhà cho đến khi thời tiết bớt lạnh đi và ô nhiễm không khí giảm xuống.

Giống như Altantuya, cha mẹ Jargalmaa cũng cho phép cô bé tạm nghỉ học. Mà không riêng gì 2 gia đình trên, toàn bộ Ulaanbaatar bấn loạn vì bụi độc. Đến nỗi chính phủ Mông Cổ phải ra quyết định kéo dài kỳ nghỉ đông, tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ tự bảo vệ con cái tại nhà.

Nhiều gia đình có thân nhân ở vùng nông thôn thì gửi con về quê, nhờ người thân chăm sóc giúp một thời gian.

Chuyện không chỉ của một người

Trong những năm gần đây, thế giới ghi nhận có một sự bùng nổ ô nhiễm không khí ở phía Nam và Đông Nam Châu Á cũng như phía Đông Địa Trung Hải, phía Tây Thái Bình Dương, những nơi có nhiều quốc gia đang phát triển cùng nhiều thành phố mới nổi, công nghiệp hóa với tốc độ nhanh chóng mặt.

Theo một phân tích gần đây về nồng độ bụi trong không khí do Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) tiến hành, thì có đến 22/30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là nằm ở Ấn Độ. Ngoài ra, 99% các thành phố ở Nam Á và 89% các thành phố ở Đông Á đang vượt qua mức bụi an toàn chỉ định hàng năm (10mcg/m3) của WHO.

Trớ trêu một nỗi là đã ô nhiễm rồi, các quốc gia từ nghèo đến đang phát triển lại nhận xử lý rác ô nhiễm đủ thể loại từ các nước giàu. Tất nhiên, họ được trả tiền để gánh mớ "vứt đi" ấy, nhưng có vẻ "lợi bất cập hại". Như một công bố gần đây từ Tạp chí Nature Geoscience thì khoảng 1/3 ô nhiễm tại các quốc gia giàu đang chảy vào các quốc gia nghèo, làm tình trạng ô nhiễm trở nên quá sức trầm trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo có loài chim vừa trở về từ

Hòn đảo có loài chim vừa trở về từ "cõi chết" khiến giới khoa học vui mừng khôn xiết

Một loài chim đang suy giảm số lượng kinh khủng đã đột ngột phát triển mạnh mẽ trở lại!

Đăng ngày: 15/03/2019
Hòn đảo kỳ lạ

Hòn đảo kỳ lạ "bốc mùi", chỉ có chim dám ở

Hòn đảo kỳ lạ Gaynor không đẹp như tranh vẽ, cũng không nổi tiếng bởi chứa khoáng vật nào đó nổi tiếng, nó nổi tiếng vì không có người ở, hay đúng hơn là không có người nào dám ở.

Đăng ngày: 14/03/2019
Hồ nước 16km xuất hiện giữa sa mạc nóng nhất thế giới

Hồ nước 16km xuất hiện giữa sa mạc nóng nhất thế giới

Lượng mưa lên tới 213cm trút xuống thung lũng Chết chỉ trong một ngày, dẫn tới nước tích tụ thành hồ nước rộng mênh mông giữa lòng sa mạc.

Đăng ngày: 14/03/2019
Tái chế chai nhựa tới 97%: Đây chính là quốc gia cả thế giới cần học theo

Tái chế chai nhựa tới 97%: Đây chính là quốc gia cả thế giới cần học theo

Bạn có bao giờ nghĩ rằng giữa thời đại khủng hoảng rác nhựa, có một quốc gia tái chế được đến gần 100%?

Đăng ngày: 12/03/2019
Gấu Bắc Cực bới rác kiếm ăn -  Lời cảnh tỉnh đáng sợ về ô nhiễm môi trường

Gấu Bắc Cực bới rác kiếm ăn -  Lời cảnh tỉnh đáng sợ về ô nhiễm môi trường

Những hình ảnh được chụp lại tại ngôi làng hẻo lánh Belushya Guba, Nga, đã khiến dân mạng không khỏi xót xa, đồng thời lo lắng về tình trạng môi trường đáng báo động như hiện nay.

Đăng ngày: 12/03/2019
Hàn Quốc và Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng mưa nhân tạo để “rửa trôi” ô nhiễm không khí

Hàn Quốc và Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng mưa nhân tạo để “rửa trôi” ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một vấn đề lớn cho dù bạn sống ở đâu, nhưng nó có thể trở nên đặc biệt tồi tệ ở Seoul, thủ đô của Hàn Quốc.

Đăng ngày: 11/03/2019
Một tảng băng khổng lồ sắp tách khỏi Nam cực

Một tảng băng khổng lồ sắp tách khỏi Nam cực

Theo NASA, một vết nứt khổng lồ hình thành trên thềm băng Brunt ở Nam Cực sẽ sớm chia cắt một khối băng có kích thước gấp đôi thành phố New York ra khỏi Nam cực.

Đăng ngày: 07/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News