Cưỡng bức thằn lằn tái định cư

Người ta phải làm gì khi những thằn lằn được luật pháp bảo vệ lại sống ở nơi sắp xây một khu phố mới? Thành phố Heidelberg ở Đức chọn biện pháp mềm dẻo: Bắt sống hằng trăm con và tái định cư chúng.

Khu đất nhìn thật ra không dễ sống. Gạch vụn màu nâu, đây đó vài chai lọ bằng nhựa hay lon đồ hộp rỉ sét, màu xanh là "hàng hiếm". Khắp chung quanh không một cây cho bóng mát. Đá sỏi lạo xạo dưới chân. Sa mạc tí hon do con người tạo ra này nguyên là nơi nối toa tàu lửa của nhà ga chính thành phố Heidelberg.

Cưỡng bức thằn lằn tái định cư

Các chuyên gia của Liên minh bảo vệ thiên nhiên phải cực nhọc bắt sống tròn 800 con thằn lằn. Ảnh: IUS.


Khu đất hoang có những điều kiện sinh sống hạng nhất cho nhiều loài thằn lằn: địa thế có nhiều ánh nắng, vô số nơi ẩn nấp, nhiều nhện và côn trùng đầy chất dinh dưỡng. Nhưng mà không còn bao lâu nữa: thành phố Heidelberg và các nhà đầu tư muốn xây dựng cả một khu phố mới trên mảnh đất này. Những thổ dân có vảy trong vùng phải nhường chỗ cho con người. Thế nhưng thằn lằn - cũng như tất cả các loài bò sát khác tại Đức - được luật pháp bảo vệ. Bây giờ phải đưa đi đâu khi không được phép đưa chúng sang thế giới bên kia?

Cưỡng bức thằn lằn tái định cư

Nhà cao tầng cho thằn lằn: Khoảng không giữa những tảng đá là nơi trú ẩn lý tưởng cho chúng. Ảnh: IUS.


Ông Hartmut Müller-Falkenhahn của Viện nghiên cứu Môi trường (IUS) có câu trả lời. Nhà kiến trúc sư phong cảnh lôi ra một tấm ảnh vệ tinh. Vùng đất của "khu phố tàu hỏa" được viền màu xanh nước biển, cạnh đó là vài vạch màu vàng. Đó cũng là những tuyến đường sắt đã ngưng hoạt động và giờ đây được "nâng cấp sinh thái" để trở thành quê hương mới cho thằn lằn.

Thật ra thì cũng không đơn giản đâu. Thằn lằn cũng có một số đòi hỏi tối thiểu về không gian sống. Loài máu lạnh này không thích có quá nhiều cây cỏ, chiếm chỗ không cho chúng tắm nắng. Vì thế mà đã phải đốn bỏ một phần cây và bụi rậm, vài nơi phải chặt trụi hết. Thỉnh thoảng cũng phải cần đến máy cưa gỗ để bảo vệ môi trường, ông Müller-Falkenhahn nói. Rồi phải đặt nhiều "nhà cao tầng" cho chúng: Sọt lưới chứa đá hay gỗ cao khoảng 1 m, rãi sỏi, đá vụn hay cát bên cạnh để làm nơi thuận tiện cho chúng sinh sản.

Cưỡng bức thằn lằn tái định cư

Một con thằn lằn đẹp: Nhờ vào kiểu dáng màu sắc riêng biệt của từng con mà có thể nhận lại được chúng sau nhiều năm. Ảnh: IUS.


Hôm nay là một ngày săn bắt tốt đẹp cho nhà sinh học Michael Braun và đồng nghiệp từ Liên minh bảo vệ thiên nhiên. Họ bắt được 25 con thằn lằn chỉ trong vòng hơn 2 tiếng. Mỗi con vật đã trưởng thành đều được chụp ảnh. Kiểu dáng màu sắc của chúng không thay đổi nữa nên các chuyên gia vẫn còn có thể nhận lại từng con một sau nhiều năm. Mỗi một con thằn lằn đều được "cấp" một số riêng biệt. Sau khi vào sổ sách, chúng đi bằng ô tô đến quê hương mới, cách đó 1 km.

Tổng cộng phải di dời tròn 800 con thằn lằn, rất nhiều công việc cho ông Braun và đồng nghiệp.

Từ khóa liên quan:

môi trường

thiên nhiên

thằn lằn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News