Cứu các loài thú quý hiếm bằng... thiên văn học

Các nhà khoa học Anh đang sử dụng kỹ thuật nghiên cứu các vì sao xa trong thiên văn học để khảo sát những loài động vật đang gặp nguy hiểm.

Nhóm khoa học gia này đang phát triển một hệ thống nhận diện tự động các loài thú bằng cách sử dụng camera gắn vào một thiết bị bay không người lái (drone).

Hệ thống này có thể nhận diện các loài thú từ sức nóng do chính chúng tỏa ra, thậm chí vẫn có tác dụng khi bị cây cối cản đường. Chi tiết của hệ thống này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội thiên văn học châu Âu ở thành phố Liverpool, Anh.

Cứu các loài thú quý hiếm bằng... thiên văn học
Voi dễ nhận ra hơn từ thân nhiệt của nó.

Ý tưởng này được phát triển bởi tiến sĩ Serge Wich, một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tại đại học John Moores ở Liverpool, và tiến sĩ Steve Longmore, một nhà vật lý học thiên thể cũng đang công tác tại đại học này. Tiến sĩ Wich cho biết hệ thống này có tiềm năng cải thiện đáng kể mức độ chính xác của việc giám sát những loài đang gặp nguy hiểm và vì thế sẽ giúp con người cứu được chúng.

Hiện tại, các chuyên gia bảo tồn ước tính số lượng những loài đang gặp nguy hiểm bằng cách đếm từng con hoặc thông qua những dấu hiệu chúng để lại. Đây là một cách làm khoa học không chính xác vì các con thú có thể sống ở những vùng mà người quan sát không tiếp cận được, hoặc nếu các loài thú đã di cư sang khu vực khác so với thời điểm thống kê trước đó.

Tiến sĩ Wich đã phát triển một hệ thống giám sát chúng bằng cách dùng những chiếc camera hồng ngoại được gắn trên các drone.

Những cuộc thử nghiệm tại sở thú Chester và công viên bảo tồn thiên nhiên Knowsley cho thấy hệ thống này có thể phát hiện các con thú trên mặt đất từ sức nóng do chúng phát ra, ngay cả khi bị cây cối che phủ.

Tuy nhiên, vấn đề là họ không thể lúc nào cũng nhận diện được các loài thú - đặc biệt là khi chúng ở xa. Tiến sĩ Wich cần một hệ thống có thể nhận diện được những loài khác nhau từ các đặc tính riêng liên quan tới sức nóng của chúng.

Cứu các loài thú quý hiếm bằng... thiên văn học
Mỗi loài có một mô hình thân nhiệt độc đáo riêng.

Ông đã giải thích vấn đề của mình với người hàng xóm là tiến sĩ Steve Longmore trong lúc tán gẫu bên hàng rào. Tiến sĩ Steve Longmore từng là một nhà thiên văn học và ông nói rằng có người đã nhận diện được kích thước và tuổi tác của những vì sao ở rất xa từ các đặc tính riêng liên quan tới sức nóng của chúng.

Thế là tiến sĩ Wich làm việc với nhà vật lý học thiên thể Claire Burke, cũng đang công tác tại đại học John Moores. Phát biểu với BBC, bà cho biết do đang đảm trách công việc nhận diện các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ từ ánh sáng mà chúng phát ra nên bà đã nghĩ ra những phần mềm có thể nhận diện được các loài thú khác nhau từ "mẫu" sức nóng do chúng phát ra.

Mỗi loài có những khu vực lạnh hơn và ấm hơn riêng biệt và điều đó là duy nhất, bà nói.

"Khi nhìn vào các con thú trong tia hồng ngoại nhiệt, thì chúng ta đang nhìn vào sức nóng cơ thể của chúng và chúng phát sáng trong đoạn phim. Sự phát sáng đó là rất giống với cách mà các vì sao và thiên hà trong vũ trụ phát sáng", tiến sĩ Burke giải thích.

"Vì thế chúng ta có thể áp dụng những kỹ thuật và phần mềm được dùng trong thiên văn học suốt nhiều thập niên qua để tự động phát hiện và đo sự phát sáng này".

Cứu các loài thú quý hiếm bằng... thiên văn học
Thiết bị bay không người lái (drone) có thể tự động cung cấp số lượng chính xác các loài nguy cấp.

Hệ thống này cũng có thể cung cấp thông tin về sức khỏe của những con thú. Nếu một con thú bị thương thì phần cơ thể đó của nó sẽ phát sáng hơn những phần còn lại. Tương tự, theo tiến sĩ Burke, những con thú bị bệnh cũng có một hồ sơ nhiệt khác.

"Việc bạn biết mình có bao nhiêu con thú, cũng như chúng đang ở đâu và tình trạng sức khỏe thế nào, thì bạn có thể đề ra một chiến dịch bảo tồn tốt để chăm sóc chúng", tiến sĩ Burke cho biết.

"Và nếu cũng có thể theo dõi dấu vết của chúng thì bạn có thể biết được chúng cần gì để sống sót và phát triển, và điều này giúp ích cho chúng ta. Ví dụ, nếu chúng ta cần di chuyển một con thú tới nơi khác vì môi trường sống của nó đã bị phá hủy thì bạn sẽ biết rõ hơn nó cần được tái định cư ở chỗ nào", bà kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Nai trắng mắt xanh huyền bí bất ngờ xuất hiện ở Mỹ

Nai trắng mắt xanh huyền bí bất ngờ xuất hiện ở Mỹ

Theo tờ Fox news, Mick McDonald, người dân sống ở Michigan chia sẻ hình ảnh về một con nai trắng mà anh ghi lại được trong công viên hoang dã Kensington.

Đăng ngày: 06/04/2018
Các nhà khoa học phát hiện cách gà ra khỏi vỏ trứng

Các nhà khoa học phát hiện cách gà ra khỏi vỏ trứng

Các nhà sinh vật học tại Đại học McGill ở Canada đã phát hiện cách gà con chui qua lớp vỏ cứng để ra ngoài.

Đăng ngày: 05/04/2018
Mua ốc sên, chẳng ngờ có được báu vật nhân gian hiếm thấy

Mua ốc sên, chẳng ngờ có được báu vật nhân gian hiếm thấy

Tháng trước, ông Trần bỏ khoảng 700.000 đồng để mua 5 con ốc sên vàng, trả trong bể nước. Vừa để làm đẹp vừa để nếu có dịp sẽ chế biến thành món đặc sản.

Đăng ngày: 04/04/2018
Những động vật siêng năng nhất hành tinh

Những động vật siêng năng nhất hành tinh

Bạn làm việc 8 tiếng một ngày và không ngớt kêu ca mình đang bị công việc vắt kiệt sức? Có thể bạn sẽ cảm thấy một chút xấu hổ nếu đem so...

Đăng ngày: 04/04/2018
Sự phát triển đầu lạ lùng của loài chân đốt

Sự phát triển đầu lạ lùng của loài chân đốt

Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Wisconsin-Madison Emily Setton và Prashant Sharma đang tìm kiếm nguồn gốc tiến hoá của các bộ phận trên nhện, các cơ quan cho phép nhện phóng sợi tơ.

Đăng ngày: 04/04/2018
Tiêu bản rùa Hồ Gươm sắp hoàn thiện

Tiêu bản rùa Hồ Gươm sắp hoàn thiện

Ngày 3/4, tiến sĩ Phan Kế Long (Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam) cho biết, dự kiến mùng 8/4 đơn vị sẽ chế tác xong tiêu bản rùa hồ Gươm.

Đăng ngày: 04/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News