Cừu giúp các nhà khảo cổ Ý bảo tồn tàn tích cổ đại

Các nhà khảo cổ ở Ý đang cho nuôi cừu để giúp bảo vệ các tàn tích ở Pompeii khỏi sự phát triển của cỏ dại.


Nuôi cừu là cách bảo vệ những tàn tích ở Pompeii. (Ảnh: REUTERS)

Một đàn cừu ở Ý đang giúp các nhà khảo cổ bảo tồn những tàn tích cổ xưa của Pompeii - thành phố La Mã đã bị chôn vùi trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên, theo đài CNN.

Các nhà khảo cổ mới chỉ khám phá được khoảng 2/3 trong tổng diện tích 66 ha của Pompeii, mặc dù các cuộc khai quật đã được bắt đầu cách đây 250 năm.

Bảo tồn các khu vực chưa được khám phá của thành phố cổ chống lại sự hủy hoại của thiên nhiên và thời gian là ưu tiên hàng đầu của những người quản lý khu vực khảo cổ này.

Ông Gabriel Zuchtriegel - giám đốc Công viên Khảo cổ Pompeii - cho biết: “Nếu cỏ và các loại cây khác mọc trong hoặc trên các bức tường, ngôi nhà cổ ở đây thì sẽ ảnh hưởng đến di tích. Chúng tôi cố gắng sử dụng cách tiếp cận bền vững đối với toàn bộ môi trường, tránh sử dụng hóa chất, tránh trồng cây, tránh để cây mọc trên tường và tàn tích”.

Do đó, các nhà khảo cổ đã chọn cừu để giúp bảo vệ khu vực khỏi sự phát triển của cỏ dại. Đàn cừu 150 con đã được đưa đến Regio V, khu vực phía bắc chưa được khai quật hết của Pompeii.

Ông Zuchtriegel cho biết sáng kiến nuôi cừu không góp phần vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon, nhưng giúp tiết kiệm tiền và bảo tồn cảnh quan.

“Việc nuôi cừu cũng giúp tái hiện lại hình ảnh của Pompeii vào thời điểm nó được khám phá. Đó là rừng cây, vườn nho, cừu. Đó là kiểu môi trường nông thôn và ở giữa cảnh quan đó, Pompeii hiện lên” - ông mô tả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News