Đã biết "chìa khóa" giúp muỗi biết cách săn lùng con người

Nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc tế Florida (Mỹ) đã phát hiện ra một thụ thể quan trọng trong cơ thể con người đóng vai trò thu hút các loài muỗi gây bệnh chết người và cơ chế để tắt nó.

Các nhà khoa học trước đây đã phát hiện thấy muỗi bị thu hút bởi axit lactic có trong mồ hôi con người, nhưng đến nay mới biết cụ thể về cơ chế này thông qua phát hiện về thụ thể khứu giác IR8a của muỗi.

Nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc tế Florida, theo hãng tin AFP, đã phát hiện thấy IR8a cho phép những loài muỗi truyền bệnh phát hiện ra mùi của con người và cũng biết cách để tắt chúng.

Đã biết chìa khóa giúp muỗi biết cách săn lùng con người
Muỗi vằn chuyên gây bệnh chết người như sốt xuất huyết, zika và sốt vàng - (Ảnh: Straits Times).

Nhóm đã công bố nghiên cứu về loài muỗi vằn (Aedes aegypti), chuyên truyền bệnh zika, sốt xuất huyếtsốt vàng, trên tạp chí Current Biology ngày 28/3.

Nhóm nghiên cứu, do nhà sinh học Matthew DeGennaro dẫn đầu, đã phát hiện thụ thể IR8a thông qua quá trình loại bỏ gene. Quá trình này bắt đầu năm 2013 khi ông DeGennaro tạo ra con muỗi đột biến đầu tiên trên thế giới bằng cách loại bỏ 1 gen của nó để xem việc thiếu gene ảnh hưởng như thế nào đến loài muỗi này.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng con muỗi đột biến này ít bị thu hút bởi mùi con người hơn những con muỗi khác trong tự nhiên.

"Con người đã tìm kiếm thụ thể liên quan đến axit lactic kể từ thập niên 1960" - ông DeGennaro nói với hãng tin AFP.

Phát hiện này có thể mở ra một lộ trình phát triển các chất thu hút côn trùng mới để đưa những con muỗi trưởng thành vào bẫy nhằm kiểm soát số lượng của loài gây bệnh này cũng như các loại thuốc chống muỗi tiên tiến khiến con người trở nên vô hình trước muỗi.

"Sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa nhưng chúng ta đang tiến thêm một bước đến gần hơn với mục tiêu này" - nhà sinh học DeGennaro kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Nhiều đời nay người dân Ca Dong sống trên dãy núi Ngọc Linh gìn giữ loại tre khổng lồ, họ cho rằng đây là báu vật chỉ có ở làng Long Riêu, xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) nên phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Đăng ngày: 30/03/2019
Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Là hồ nước mặn lớn nhất trên Trái Đất, dưới lòng Biển Chết tồn tại các vi sinh vật đơn bào đã có những cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt.

Đăng ngày: 28/03/2019
10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

Hoa hồng là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới bởi vẻ đẹp rực rỡ và mùi hương tuyệt diệu của chúng.

Đăng ngày: 27/03/2019
8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 26/03/2019
“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

Mẹ thiên nhiên ban cho con người muôn vàn những điều tuyệt vời và cũng không thiếu những thứ kì lạ. Một trong số đó có lẽ phải nhắc tới loài cây khiến nhiều người ngỡ ngàng vì bị "chảy máu" khi cắt trên thân cây.

Đăng ngày: 26/03/2019
7 loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

7 loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

Lao, đường ruột, lậu, phế cầu khuẩn, tục cầu khuẩn, ký sinh trùng sốt rét... là những vi khuẩn kháng thuốc cần cảnh giác.

Đăng ngày: 26/03/2019
Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn

Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn

Hiểm họa này có thể còn nghiêm trọng hơn những gì chúng ta tưởng tượng được. Và nó chưa liên quan gì đến hệ sinh thái đâu.

Đăng ngày: 25/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News