Đã có cách để giữ bệnh giang mai phát triển trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học đã tìm ra cách để giữ một mẫu vi khuẩn Treponema pallidum sống và lây nhiễm trong hơn tám tháng.

Trong hơn một thế kỉ, các nhà khoa học đã cố phát triển Treponema pallidum, vi khuẩn hình xoắn ốc gây ra bệnh giang mai. Nhưng khuẩn xoắn cứng đầu này không chịu phát triển ở nơi nào khác ngoài cơ thể người hoặc thỏ trong hơn 18 ngày. Thời gian này không đủ để các nhà nghiên cứu nghiên cứu nó.

Nhà vi trùng học Steven Norris, thuộc Đại học Trung tâm Khoa học Sức khỏe Texas ở Houston, cho biết: “Tôi gần như đã dành cả sự nghiệp quan sát những sinh vật này chết đi”. Cho đến giờ. Norris và các đồng nghiệp đã tạo ra một công thức mới giữ vi khuẩn này sống hàng tháng trời, họ báo cáo trên mBio ngày 26/6.

Đã có cách để giữ bệnh giang mai phát triển trong phòng thí nghiệm
Vi khuẩn xoắn ốc gây bệnh giang mai.

Norris cho biết: “Chúng tôi biết rất ít về sinh vật này”. Có thể nghiên cứu nó lâu dài trên đĩa có thể đem lại những phương pháp điều trị tốt hơn cho hàng triệu người bị lây bệnh giang mai trên toàn thế giới và mở đường cho việc phát triển vắc-xin phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này.

Thành phần đầu tiên, tế bào biểu mô của thỏ, được phỏng theo từ một phương pháp năm 1981 đã thành công phát triển vi khuẩn trong hai tuần. Nhưng nó cần một dung dịch bí mật, một chất trung gian sẽ kích thích vi khuẩn phát triển trong tế bào của thỏ.

Đầu tiên, đội nghiên cứu đã thử “phương pháp bồn rửa nhà bếp”, thí nghiệm từ 10-20 hỗn hợp các chất dinh dưỡng và phụ gia. Nhưng không gặp may.

Sau đó, nguồn cảm hứng từ vi khuẩn gây bệnh Lyme đã thành công. Dù Borrelia burgdorferi và T. pallidum có hành vi khác nhau và gây ra các bệnh khác nhau, hai loại vi khuẩn này có cùng cấu trúc xoắn ốc. Có lẽ chúng sẽ phát triển trong cùng một môi trường. Tư duy này đã mang lại kết quả. Theo Norris, CMRL 1066, một dung dịch của đường và các vitamin mà khuẩn xoắn Lyme yêu thích, đã giúp giữ T. pallidum sống sót gần tám tháng.

Mỗi tuần, ông đều phấn khích khi chuyển những vi khuẩn sinh sôi nảy nở sang dung dịch mới chế. “Chúng tôi vẫn bất ngờ khi thấy các sinh vật này tiếp tục phát triển”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Loài người vẫn chưa đạt tới độ tuổi cực đại mà lẽ ra phải được hưởng

Loài người vẫn chưa đạt tới độ tuổi cực đại mà lẽ ra phải được hưởng

Kỷ lục người sống lâu nhất được thiết lập cách đây 21 năm bởi một cụ bà người Pháp tên là Jeanne Calment, qua đời ở tuổi 122.

Đăng ngày: 03/07/2018
Một bí ẩn về

Một bí ẩn về "của quý" của con trai có thể sắp được giải quyết rồi

Cơ thể người vẫn còn rất nhiều bí ẩn đợi được khám phá. Một trong những chi tiết gây đau đầu nhất có liên quan đến... cậu nhỏ của các anh, chính xác hơn là của mọi con đực trong thế giới động vật.

Đăng ngày: 03/07/2018
Những điều nên tránh làm khi trời nắng nóng

Những điều nên tránh làm khi trời nắng nóng

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bạn không nên dùng nước đá lạnh, uống đồ uống chứa đường và ăn thức ăn giàu protein.

Đăng ngày: 02/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News