Đã có ít nhất 2.296 người chết vì dịch bệnh Ebola
Ngày 9/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo số ca tử vong trong đợt bùng phát dịch Ebola hiện nay đã lên tới 2.296 người, tăng đột biến thêm gần 200 người chỉ trong một ngày. Tính đến hiện tại, tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm chủng virus chết người này đã là 4.293 người.
WHO chưa có số liệu thống kê mới cho riêng quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Ebola là Liberia, song cho biết số người Liberia chết do căn bệnh này thực tế đã cao hơn rất nhiều và dự báo sẽ có thêm hàng nghìn trường hợp mới trong 3 tuần tới.
Giám đốc bộ phận đại dịch và bệnh dịch của WHO Sylvie Briand đã phải thừa nhận chưa thể có những đánh giá chính xác do gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê số trường hợp nhiễm bệnh. Mặt khác, mặc dù dịch Ebola vốn đã tăng tốc từ nhiều tháng nay, song có tới khoảng 60% số trường hợp nhiễm và tử vong do virus này ở Liberia xảy ra trong 3 tuần vừa qua.
Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ chuyển xác một nạn nhân Ebola tại bệnh viện Elwa ở Monrovia, Liberia ngày 7/9. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf thừa nhận tình hình dịch Ebola ở nước này "vẫn rất trầm trọng" và sẽ xấu đi trong những tuần tới. Các nhân viên y tế hiện phải làm việc chật vật trong điều kiện thiếu thốn cả trang thiết bị lẫn sự hỗ trợ bên ngoài, trong khi người dân sống trong sợ hãi.
Trước đó, phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Liberia Brownie Samukai nhấn mạnh dịch Ebola đang "lây lan như cháy rừng", là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của nước này.
Ông Samukai cảnh báo Liberia sẽ phải mất nhiều thời gian để ứng phó hậu quả, do dịch Ebola có khả năng sẽ hoành hành thêm ít nhất 2-3 tuần nữa.
Theo ước tính của tổ chức "Bác sỹ Không Biên giới" (MSF), vùng Montserrado của Liberia, bao gồm cả thủ đô Monrovia, cần tới 1.000 giường bệnh để điều trị cho các bệnh nhân Ebola, song các tổ chức từ thiện y tế chỉ có thể cung cấp khoảng 400 chiếc.
MSF cũng đang vận động các tổ chức phi chính phủ khác cũng như Liên hợp quốc nhằm tăng cường ứng phó với Ebola tại ba nước vùng dịch, đặc biệt là Liberia.
Cũng trong ngày 9/9, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tuyên bố chính phủ nước này sẽ ủng hộ 1 triệu USD nhằm giúp các nước Tây Phi chống chọi với dịch Ebola, song khẳng định Kenya vẫn tiếp tục kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
