Đã có thuốc trị cảm lạnh - căn bệnh khó chữa nhất thế giới

Trong suốt hàng nghìn năm qua, một số phương pháp thường được chúng ta áp dụng mỗi khi bị cảm là dùng thuốc điều trị triệu chứng, bổ sung vitamin C, ăn cháo gà và ngủ nhiều hơn bình thường. Do không có thuốc đặc trị nên chúng ta chỉ có thể chờ đến khi bệnh tự khỏi.

Theo Futurism, trong một bài báo công bố trên tạp chí khoa học Nature Chemistry mới đây, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hoàng gia London (ICL) cho biết họ đã phát triển thành công một loại phân tử mới có tác dụng như thuốc đặc trị bệnh cảm lạnh.

Được biết, đối tượng của loại phân tử này không phải là các triệu chứng cảm lạnh và thậm chí là virus gây bệnh mà chính là những tế bào trong cơ thể chúng ta – những kẻ "phản bội" khi chúng ta bị cảm.

Từ trước đến nay, cảm lạnh được cho là bệnh tương đối khó điều trị bởi nguyên nhân gây ra có thể đến từ hàng trăm loại virus khác nhau. Theo chuyên gia, một phương pháp điều trị có thể có tác dụng với một chủng virus này nhưng lại không đem lại hiệu quả với chủng virus khác. Một điều đáng lo ngại hơn nữa là những loại virus này luôn tiến hóa khôn lường khiến các nhà khoa học đau đầu. Ngay cả khi họ đã tìm ra phương pháp điều trị một chủng virus thì chúng chắc chắn sẽ thay đổi cho tới khi việc điều trị không còn hiệu quả nữa.

Đã có thuốc trị cảm lạnh - căn bệnh khó chữa nhất thế giới
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới nhưng khó chữa.

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng mà thôi. Dù muốn khỏi bệnh nhanh nhưng chúng ta lại phải chờ hệ thống miễn dịch xử lý virus gây bệnh mà không có cách nào khác tác động tới chúng.

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của ICL đã quyết định tiếp cận ở một khía cạnh hoàn toàn khác của vấn đề: Nếu không thể tiêu diệt mọi virus cảm lạnh đã xuất hiện và virus tiềm ẩn, có lẽ chúng ta có thể làm cho cơ thể con người trở thành một môi trường không lí tưởng để tồn tại đối với những virus đó.

Khi virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ điều khiển một tế bào protein của con người có tên gọi là N-myristoyltransferase (NMT). Protein NMT là thành phần quan trọng của tế bào mà mọi loại virus cảm lạnh thường cố chiếm lấy để từ đó sinh sôi và phát triển khắp cơ thể. Ngoài ra, virus cảm lạnh còn sử dụng chính protein này để tạo nên một capsid – một loại vỏ bảo vệ virus để nó có thể tái tạo.

Từ việc tiếp cận protein NMT, nhóm nghiên cứu của ICL đã phát triển phân tử IMP-1088 có khả năng chặn hoàn toàn một số chủng virus rhinovirus – nguyên nhân chính gây cảm lạnh thông thường.

Đã có thuốc trị cảm lạnh - căn bệnh khó chữa nhất thế giới
Phân tử IMP-1088 (màu vàng) "chặn" protein NMT (màu xanh) khiến virus gây cảm lạnh không thể tồn tại và phát triển trong cơ thể người.

Bên cạnh đó, họ còn tiết lộ rằng mục tiêu lớn hơn của họ là hướng tới nhóm người có thể gặp nguy hiểm chỉ vì bị cảm lạnh như bệnh nhân hen suyễn hay đang có vấn đề về phổi. Với những đối tượng này, cảm lạnh nếu chỉ được cầm cự bằng thuốc điều trị triệu chứng kéo dài thì điều đó sẽ làm nặng thêm căn bệnh vốn có, ví dụ như kích thích những cơn hen chết người.

Các nhà khoa học cho biết đây không phải là nỗ lực đầu tiên trong việc điều trị cảm lạnh bằng cách tập trung vào các tế bào của con người. Vấn đề là tất cả các phương pháp trước đó đều đã được chứng minh là có chứa độc tố và ảnh hưởng tới tế bào trong cơ thể. Đến nay, trong các thí nghiệm thực hiện trên tế bào của con người trong phòng thí nghiệm, IMP-1088 đã cho thấy nó không có tác động tiêu cực đến tế bào. Do đó, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ sớm thử nghiệm IMP-1088 trên động vật và sau đó là thử nghiệm lâm sàng trên người.

Nếu thành công, thuốc đặc trị cảm lạnh dự tính sẽ được sản xuất dưới dạng hít giống như thuốc điều trị hen suyễn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Nguồn gốc và tên gọi của thiên thạch

Nguồn gốc và tên gọi của thiên thạch

Phần lớn thiên thạch là những mảnh vỡ của tiểu hành tinh, Mặt Trăng hoặc sao Hỏa, và được đặt tên theo nơi mà chúng rơi xuống.

Đăng ngày: 18/05/2018
Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tháng 7

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tháng 7

Không chỉ bị che khuất, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời, tạo nên cảnh tượng kỳ thú, theo Newsweek.

Đăng ngày: 18/05/2018
Thiên hà cách Trái Đất 13,28 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà cách Trái Đất 13,28 tỷ năm ánh sáng

Các nhà vũ trụ học tại Đại học College London hôm qua công bố ảnh chụp phóng to và những phát hiện mới về thiên hà MACS1149-JD1, thiên hà xa nhất từng được phát hiện từ trước tới nay.

Đăng ngày: 17/05/2018
Quá trình biến xác chết của Mặt Trời thành tinh vân sáng rực

Quá trình biến xác chết của Mặt Trời thành tinh vân sáng rực

Khi Mặt Trời chết, lõi của nó sẽ nóng lên đủ nhanh để tạo tinh vân hành tinh có thể quan sát từ khoảng cách hai triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 17/05/2018
4 kiểu nổ tạo ra siêu tân tinh

4 kiểu nổ tạo ra siêu tân tinh

Sự sụp đổ của sao siêu khổng lồ hay va chạm giữa hai sao lùn trắng đều có thể dẫn tới sự hình thành của siêu tân tinh.

Đăng ngày: 17/05/2018
Giới nghiên cứu để mất dấu 900 tiểu hành tinh gần Trái Đất

Giới nghiên cứu để mất dấu 900 tiểu hành tinh gần Trái Đất

Các nhà khoa học không thể theo dõi được quỹ đạo của hàng trăm tiểu hành tinh sau lần đầu tiên phát hiện.

Đăng ngày: 16/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News