Đã tìm ra nơi ẩn náu của "hành tinh thứ 9"?
Nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã xác định được một quỹ đạo huyền bí có thể giúp tìm ra hành tinh thứ 9 ma quái của Hệ Mặt trời.
"Hành tinh thứ 9" là một giả thuyết được đặt ra khá lâu và dần để lộ những manh mối thú vị. Nhiều vật thể không gian nhỏ ở vùng xa xôi gần rìa hệ Mặt trời bị một cái gì đó mạnh mẽ, khổng lồ, vô hình tác động lực hấp dẫn vào, làm chuyển dịch, lay động. Nhiều nhà khoa học tin rằng "bóng ma" đó chính là hành tinh thứ 9.
Bản đồ quỹ đạo của hành tinh thứ 9 (Planet Nine, màu vàng và một số vật thể ở vùng xa xôi của hệ Mặt trời - (Ảnh: Caltech).
Theo Daily Mail, trong nghiên cứu mới này, 2 nhà thiên văn Mike Brown và Konstatin Batygin, cùng các cộng sự ở Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã xác định được quỹ đạo của "bóng ma đó".
Tờ Universe Today cho biết họ đã tạo ra một bản đồ quỹ đạo các hành tinh và vật thể vành đai Kuiper gần sao Hải Vương, bao gồm hành tinh thứ 9. Quỹ đạo của vật thể ma quái này được xác định dựa trên những tác động của nó lên các vật thể đã biết trong Vành đai Kuiper.
Kết quả cho thấy nó phải có một quỹ đạo hết sức rộng lớn, hình elip. Hiện tại nó rất có thể đang ở vị trí có độ xa trung bình và đang chậm rãi tiến tới điểm cận nhật (điểm gần Mặt trời nhất trên quỹ đạo). Khoảng cách trung bình hiện tại là khoảng 500 đơn vị thiên văn (AU). Một AU chính là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất.
Việc lập bản đồ này cũng giúp các nhà nghiên cứu ước tính một số tính chất của hành tinh thứ 9, ví dụ khối lượng gấp 6,2 lần Trái đất. Khi đạt điểm cận nhật, nó vẫn cách Mặt trời tới 300 AU. Quỹ đạo của nó cũng có độ nghiêng khoảng 16 độ so với mặt phẳng của Hệ Mặt trời. Để so sánh, độ nghiêng của Trái đất là 0 độ, trong khi độ nghiêng của sao Diêm Vương là 17 độ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
