Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn "tàn lụi" này có thể thực sự sống lại?

Các sọc đen và trắng là dấu hiệu nhận biết của loài ngựa vằn. Thế nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy một con ngựa vằn bị mất sọc chưa?

Ngựa Quagga là một phân loài đã tuyệt chủng của loài ngựa vằn đồng bằng từng sống tại Nam Phi. Ngựa Quagga có thân hình chỉ vằn nửa thân trước. Nó được xem là một trong những loài vật đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất của Châu Phi. Ngựa Quagga đã từng sinh sôi khá nhiều ở Châu Phi nhưng đã trở thành nạn nhân của việc săn bắn trái phép bởi thịt ngựa và da của chúng rất có giá trị. Ngựa Quagga hoang dã cuối cùng đã bị bắn vào những năm cuối thập niên 1870 và con cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào ngày 12 tháng 8 năm 1883 tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam, Hà Lan.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Quagga được cho là loài ngựa vằn độc nhất.

Quagga được cho là loài ngựa vằn độc nhất, bởi vì loài ngựa này vừa có một nửa giống ngựa vằn và một nửa giống ngựa. Mọi người còn gọi chúng với một cái tên hài hước khác là ngựa vằn không mặc quần. Tuy nhiên, sinh vật đã biến mất cả trăm năm này đã hồi sinh dưới hình dạng khác sau khi tuyệt chủng. Sau 30 năm chọn lọc và lai tạo nhân tạo, các nhà khoa học đã sử dụng những con ngựa vằn hiện có để lai tạo ra những loài có ngoại hình và đặc điểm gần như giống hệt Quagga.

Nhưng câu hỏi đặt ra là loài Quagga mới được lai tạo có còn là loài Quagga ban đầu không?

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Ngựa Quagga không phải là một loài riêng biệt mà chúng là một loài tách ra từ giống ngựa vằn đồng bằng.

Có ba loại ngựa vằn trên thế giới hiện nay, đó là: Ngựa vằn núi, Ngựa vằn đồng bằng và Ngựa vằn Grevy (Ngựa vằn xám). Trong số ba loại ngựa vằn này, ngựa vằn đồng bằng là loài phân bố rộng rãi nhất và là loài ngựa vằn phổ biến nhất mà chúng ta thấy.

Tên khoa học của ngựa vằn đồng bằng là Equus quagga (trước đây còn gọi là Equus burchelli), bản thân tên khoa học thuộc của chúng cũng có liên quan tới loài Quagga.

Trong thế kỷ 21, các nghiên cứu dựa trên mức độ DNA cũng đã chỉ ra rằng ngựa Quagga không phải là một loài riêng biệt mà chúng là một loài tách ra từ giống ngựa vằn đồng bằng. Vì vậy, loài Quagga đã tuyệt có tên khoa học là Equus quagga quagga .

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?Loài Quagga đã tuyệt có tên khoa học là Equus quagga quagga.

Trong thời đại tuyệt chủng của ngựa Quagga, sự phát triển của lĩnh vực phân loại loài tự nhiên không phát triển như ngày nay. Bị hạn chế bởi công nghệ, hầu hết các nhà khoa học thời đó đã phân loại động vật theo hình thái, thói quen và bộ lông của chúng. Năm 1778, nhà tự nhiên học người Hà Lan Pieter Boddaert đã phân loại ngựa Quagga là một loài độc lập.

Trong vườn thú London, Darwin có thể đã tận mắt nhìn thấy một con ngựa Quagga thực sự. Ông cũng đồng ý với quan điểm, ngựa Quagga là một loài độc lập và sử dụng loài ngựa này như một ví dụ để minh họa quan điểm của ông về quy luật biến đổi tự nhiên. Điều này cũng dễ hiểu, nếu nhìn vào ngoại hình thì quả thực ngựa Quagga sẽ là loài ngựa vằn có ngoại hình nổi bật và khác biệt nhất trong 3 loài ngựa vằn còn tồn tại trên Trái Đất.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?

Tuy nhiên, nhận thức của công chúng về ngựa vằn lúc này vẫn còn quá đơn giản. Theo quan điểm của họ, chỉ cần có sọc trên cơ thể thì dù là ngựa vằn núi, hay ngựa vằn đồng bằng thì đều có thể được gọi với cái tên là Quagga. Và sự nhầm lẫn này thực sự là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này.

Con ngựa Quagga cái cuối cùng chết tại vườn thú Artis Magistra ở Amsterdam, Hà Lan. Nhưng không ai nhận ra đây cũng là dấu chấm hết cho loài ngựa độc đáo này. Và ngay sau đó, các quản lý của vườn thú đã liên hệ với các đối tác của họ ở miền nam Châu Phi và yêu cầu họ mang thêm một vài con Quagga khác đến để nuôi tại vườn thú.

Nhưng vào thời điểm đó, ngựa Quagga đã biến mất từ ​​lâu ở Thuộc địa Cape của Nam Phi. Chỉ có những người thợ săn từ Châu Âu vẫn nghĩ rằng vẫn còn có rất nhiều Quagga cho con người tiêu thụ ở đồng cỏ Châu Phi. Đây có thể là do sai lầm khi họ cho rằng ngựa vằn đồng bằng cũng là ngựa Quagga.

Chính sự nhầm lẫn này khiến người ta không nhận thấy rằng ngựa Quagga đang có nguy cơ tuyệt chủng, và thực tế, chúng đã tuyệt chủng. Nhưng, mãi đến năm 1886, ngựa Quagga mới được xếp vào danh sách các loài động vật được bảo vệ. Nhưng tại thời điểm đó, đã ba năm trôi qua kể từ khi con Quagga cuối cùng chết và bên ngoài tự nhiên cũng chẳng còn con Quagga nào cần được bảo vệ. Vào thời điểm đó, linh dương lam và sư tử Hảo Vọng cũng bị tuyệt chủng cùng với ngựa Quagga.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Linh dương lam, thỉnh thoảng cũng được gọi là blaubok, là 1 loài linh dương đã tuyệt chủng. Đây là loài động vật hữu nhũ lớn đầu tiên biến mất tại Châu Phi trong thời kỳ lịch sử. Loài này có họ hàng gần với linh dương lang và linh dương đen Đông Phi, nhưng mảnh dẻ, nhỏ hơn cả hai loài họ hàng.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Sư tử Cape hay sư tử Hảo Vọng là một quần thể sư tử ở các tỉnh Natal và Cape của Nam Phi đã bị tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 19. Mẫu vật có nguồn gốc từ Mũi Hảo Vọng và được mô tả vào năm 1842. Cho đến năm 2017, sư tử Cape được coi là một phân loài sư tử riêng biệt.

Ngựa Quagga chủ yếu sống ở một khu vực địa lý có tên là Karoo ở phía nam Cape của Nam Phi. Trước khi thực dân Châu Âu đến, người dân địa phương chủ yếu săn bắt Quagga theo những cách nguyên thủy. Và điều này không ảnh hưởng đến quy mô số lượng bầy đàn của ngựa Quagga, bởi vậy chúng vẫn ở trạng thái tương đối cân bằng.

Và sự cân bằng này đã bị phá vỡ với làn sóng của những người thực dân Châu Âu. Họ sử dụng các công cụ và vũ khí tối tân để săn tất cả các sinh vật trên đồng cỏ Châu Phi.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?

Người da trắng Nam Phi thường tin rằng thịt ngựa vằn không sạch sẽ, vì vậy sau những chuyến đi săn, xác của ngựa Quagga sẽ bị bỏ lại trên đồng cỏ chờ thối rữa. Đôi khi, thịt ngựa Quagga cũng được sử dụng làm thực phẩm cho công nhân Châu Phi và da của chúng cũng có thể được người dân địa phương làm thành những vật dụng hàng ngày với giá rẻ, chẳng hạn như túi để đựng đồ hoặc thắt lưng, dây để buộc đồ.

Nhìn chung, việc săn bắn ngựa Quagga không mang lại lợi nhuận cho những người Châu Âu, thay vào đó họ coi đây là một trò tiêu khiển. Ngoài mục đích giải trí, những người khai hoang đến vào thế kỷ 19 còn lo lắng rằng ngựa Quagga sẽ cạnh tranh với gia súc trên đồng cỏ. Do đó, chỉ cần nông dân nhìn thấy dấu vết của chúng, họ sẽ bắn bắn chúng và điều này cũng làm số lượng của ngựa Quagga giảm mạnh.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Tiêu bản ngựa Quagga.

Trên thực tế, sự tồn tại của ngựa Quagga tại thời điểm đó đã bị con người phớt lờ. Nguyên nhân là do phần thân trên có sọc trắng đen nhưng phần thân dưới lại có màu đồng nhất khiến bộ lông của Quagga có cảm giác không liền lạc. Mọi người coi ngựa Quagga chỉ là một "phiên bản lỗi" của loài ngựa vằn đồng bằng. Do đó, ngựa Quagga không phổ biến như ngựa vằn thông thường. Điều này cũng dẫn đến một hệ quả, sau khi ngựa Quagga tuyệt chủng, mọi người chẳng hề mảy may quan tâm, ngay cả những mẫu da lông của chúng cũng không được bảo quản và lưu giữ một cách cẩn thận.

Tìm kiếm tại các viện bảo tàng trên khắp thế giới, người ta chỉ có thể tìm thấy 23 bộ lông ngựa Quagga và một vài bức ảnh về loài ngựa này.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Tính cách trung kiên và ngỗ ngược là đặc điểm của ngựa vằn

Năm 1878, con Quagga cuối cùng trên đồng cỏ Châu Phi bị bắt trong tự nhiên. Kể từ đó, con người đã không còn nhìn thấy sinh vật này trong tự nhiên, và chỉ một phần nhỏ của số lượng loài này vẫn còn sống trong các vườn thú lớn ở Châu Âu.

Tính cách trung kiên và ngỗ ngược là đặc điểm của ngựa vằn, đó là một trong những nguyên nhân khiến con người không thể gắn kết với ngựa vằn như ngựa đã được thuần hóa. Do đó, chỉ một số ít ngựa Quagga có thể sống sót sau khi bị con người giam cầm trong vườn thú. Vào thời điểm đó, những người quản lý vườn thú cũng đã tiến hành nhiều chương trình nhân giống cho ngựa Quagga nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, chúng đã để lại một bí ẩn cho con người - mối quan hệ giữa ngựa Quagga và ngựa vằn là gì?

Trong thế kỷ trước, cộng đồng khoa học đã tranh cãi về vấn đề này. Trong một thời gian dài, nhiều học giả đã ủng hộ rằng Quagga nên là một loài độc lập. Và vì màu lông trên cơ thể, một số người thậm chí còn cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần hơn với ngựa hoang. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 1984. Sau khi tìm kiếm khắp nơi trên thế giới các mẫu vật của ngựa Quagga, cuối cùng một nhà nghiên cứu mẫu vật đã tìm thấy một mẩu thịt nhỏ của ngựa Quagga. Từ đó ông đã có được mẫu DNA của loài này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Quagga hoàn toàn không phải là một loài độc lập, và chúng có nhiều khả năng là một phân loài của ngựa vằn đồng bằng. Khoảng 120.000 đến 290.000 năm trước, Quagga đã tách khỏi ngựa vằn đồng bằng và từ từ phát triển những đặc điểm riêng biệt.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử con người trích xuất được ADN loài vật đã tuyệt chủng.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, con người trích xuất được DNA của một loài động vật đã tuyệt chủng. Lấy cảm hứng từ điều này, một kế hoạch hồi sinh ngựa Quagga đã chính thức được khởi động vào năm 1986.

Tên của dự án này rất đơn giản, nó được gọi là dự án Quagga. Người sáng lập, Reinhold Rau, là nhà nghiên cứu mẫu vật đã tìm thấy DNA của ngựa Quagga duy nhất còn sót lại. Trên thực tế, sự việc này cũng truyền cảm hứng cho việc tạo ra "Công viên kỷ Jura" - Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1990 cũng mô tả việc chiết xuất DNA của loài khủng long đã tuyệt chủng, và các nhà khoa học cố gắng nhân bản khủng long. Nhưng không giống như "Công viên kỷ Jura", trọng tâm của Dự án Quagga không nằm ở DNA.

Về lý thuyết, có hai cách để hồi sinh các loài đã tuyệt chủng. Phương pháp đầu tiên được biết đến là nhân bản. Nếu DNA của một loài nào đó có thể được bảo tồn nguyên vẹn, thì trên lý thuyết chúng ta có thể nhân bản chính xác được sinh vật đó.

Thứ hai là nhân giống chọn lọc , sử dụng các loài có quan hệ họ hàng gần nhất để đảo ngược việc lai tạo các loài đã tuyệt chủng. Trên thực tế, ngay cả khi không phải là chọn lọc nhân tạo, vẫn có một hiện tượng trong tự nhiên được gọi là tiến hóa lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa là sau khi một loài tuyệt chủng, loài có quan hệ họ hàng gần với chúng dưới cùng một áp lực chọn lọc của môi trường, cấu trúc cơ thể của chúng sẽ dần trở nên giống nhau và lại tiếp tục tiến hóa thành loài đã tuyệt chủng.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Quá trình tiến hóa lặp đi lặp lại diễn ra ở loài chim Dryolimnas cuvieri.

Việc sử dụng chọn lọc và phục sinh nhân tạo chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình, gây áp lực chọn lọc nhân tạo đối với các loài có quan hệ họ hàng gần nhất. Quagga ngày nay được biết đến là một phân loài của ngựa vằn đồng bằng. Vì vậy, về mặt lý thuyết, sự sống lại của ngựa Quagga là hoàn toàn có thể. Reinhold Rau đã nhận thấy từ ngay cả ở những con ngựa vằn đồng bằng, giữa chúng cũng có tồn tại các đặc điểm khác nhau. Và sự khác biệt này cũng mang theo tính chất địa lý, càng về gần phía nam Châu Phi, trên cơ thể của những con ngựa vằn đồng bằng càng có ít sọc trên hơn thể hơn và màu sắc của các sọc cũng nhạt hơn - màu sắc tương đối giống với màu sọc của ngựa Quagga.

Điều này cũng có nghĩa là các sọc đặc biệt của ngựa Quagga không phải là do đột biến độc nhất của loài này, thay vào đó là do biến thể di truyền của ngựa vằn đồng bằng. Nói cách khác, họa tiết sọc của ngựa Quagga có thể được tái tạo lại từ ngựa vằn đồng bằng. Kết quả là, họ đã chọn ra những cá thể giống ngựa vằn giông với ngựa Quagga nhất từ ​​những con ngựa vằn đồng bằng làm bố mẹ sinh sản.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
1: Ngựa vằn đồng bằng thông thường; 2: Ngựa vằn đồng bằng có đặc điểm giống với ngựa Quagga được lựa chọn làm con giống của dự án; 3: Những con ngựa Quagga thế hệ mới, là sản phẩm của dự án; 4&5: Những con ngựa Quagga nguyên gốc.

Việc chọn lọc và nhân giống ngựa Quagga không đơn giản như nuôi ruồi giấm trong phòng thí nghiệm hoặc nuôi chó cảnh. Những con ngựa vằn ngỗ ngược này cần được nuôi trên đồng cỏ có diện tích từ 1.000 đến 4.000 ha để giao phối tự do dưới sự sắp đặt của dự án. Sau 30 năm làm việc chăm chỉ và nuôi dưỡng trong 5 thế hệ, Dự án Quagga đã lai tạo ra những sinh vật gần như giống hệt với ngoại hình của ngựa Quagga ban đầu.

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?
Những con ngựa ở thế hệ thứ 5 của dự án.

Tuy nhiên, Dự án Quagga cũng đặt ra nhiều vấn đề mà con người phải đối mặt. Khi chúng ta phục sinh một loài, chính xác thì chúng ta đang làm cho chúng sống lại bằng cách nào? Nó có phải là một sinh vật tương tự như loài ban đầu không? Chúng có mang trong mình gen của loài ban đầu không? Hành vi và thói quen của chúng có được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không? Hay đó chỉ là khả năng thích nghi của một quần thể với một môi trường cụ thể? Nếu chỉ sao chép các đặc điểm ngoại hình thì bản chất của việc "sống lại" này có gì khác so với việc lai tạo ra các loài chó cảnh? Nếu nhân giống trên diện rộng thành công, chúng có thể thích nghi với môi trường hay không?

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn tàn lụi này có thể thực sự sống lại?

Về phía các nhà khoa học, họ cũng khó chứng minh liệu có sự khác biệt về gen hoặc khả năng thích nghi giữa ngựa Quagga mới và ngựa Quagga cũ hay không bởi ngựa Quagga và ngựa vằn đồng bằng đã tách nhau ra từ hàng trăm nghìn năm trước.

Trên thực tế, để phân biệt với loài Quagga đã tuyệt chủng, nhóm nghiên cứu cũng quyết định gọi loài vật mới này là Rau Quagga. Người sáng lập dự án cũng chia sẻ rằng sự tuyệt chủng của loài ngựa Quagga là do sự tham lam và thiển cận của nhân loại. Ông tin rằng sự tuyệt chủng này có thể đảo ngược, hoặc vẫn còn cơ hội để bù đắp cho nó.

Không giống như các loài động vật đã tuyệt chủng như voi ma mút và khủng long, ngay cả khi chúng được sống lại, chúng cũng khó tìm được môi trường sống cho riêng mình. Còn đối với ngựa Quagga, vẫn còn 1 nơi cho chúng ở đồng cỏ Châu Phi. Sắp tới, những con Quagga được "hồi sinh" này sẽ được thả vào đồng cỏ Châu Phi và chạy tự do trở lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa

Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa "mất tích" thứ 8 của Trái Đất

Trước khi chìm xuống biển, lục địa Zealandia có thể từng là quê hương của một loài chim cánh cụt cổ đại có kích thước khổng lồ, được cho là thủy tổ của tất cả các loài chim cánh cụt ngày nay.

Đăng ngày: 26/09/2020
Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm

Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm

Nghiên cứu mới cho thấy người Ba Tư đã biết cho thêm chrom vào thép để tăng độ cứng và bền từ rất lâu trước Cách mạng Công nghiệp châu Âu.

Đăng ngày: 25/09/2020
Phát hiện hàng trăm chiếc răng của khủng long săn mồi lớn nhất

Phát hiện hàng trăm chiếc răng của khủng long săn mồi lớn nhất

Bộ sưu tập răng hóa thạch tại hệ thống sông Kem Kem củng cố giả thuyết cho rằng loài khủng long săn mồi lớn nhất có thể sống dưới nước.

Đăng ngày: 25/09/2020
Đi dạo bờ sông, chàng trai phát hiện tàn tích

Đi dạo bờ sông, chàng trai phát hiện tàn tích "quái thú" 10.000 tuổi

Chàng trai trẻ phát hiện một tảng đá lạ dọc bờ sông, đem về khoe với cha, nhưng rồi 2 cha con nhận ra đó có thể là một hóa thạch quái thú tiền sử.

Đăng ngày: 24/09/2020
Người Ai Cập cổ bắt hàng triệu chim săn mồi để ướp xác

Người Ai Cập cổ bắt hàng triệu chim săn mồi để ướp xác

Xác ướp hàng triệu con cò quăm và chim săn mồi để tế các vị thần Horus, Ra hoặc Thoth được phát hiện trong những nghĩa trang ở thung lũng sông Nile.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bí ẩn hài cốt của 6 người phụ nữ trong lăng mộ lãnh chúa nước Đức

Bí ẩn hài cốt của 6 người phụ nữ trong lăng mộ lãnh chúa nước Đức

Nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt của 6 người phụ nữ được xếp xung quanh cái vạc trong lăng mộ của một hoàng thân nước Đức.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bằng chứng choáng váng về loài người

Bằng chứng choáng váng về loài người "trỗi dậy" từ… bụi

Khoảng 180.000-200.000, Trái Đất bất ngờ trở nên bụi mù mịt so với thời gian trước đó, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của loài người khi vừa rời khỏi cái nôi châu Phi.

Đăng ngày: 24/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News