Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ

Các nhà nghiên cứu Úc khám phá rằng việc vắc xin mRNA đi vào máu có thể gây tác dụng phụ như đau đầu và sốt.

Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT và Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne dẫn đầu đã đưa ra phân tích chi tiết đầu tiên về cách vắc xin mRNA lưu thông và phân hủy trong máu người.

Nghiên cứu phân tích 156 mẫu máu từ 19 cá nhân trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vắc xin mRNA tăng cường của Moderna.

Đã xác định vì sao vắc xin mRNA gây tác dụng phụ
Nghiên cứu mới sẽ giúp cải thiện vắc xin mRNA để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn - (Ảnh: AFP)

Vắc xin mRNA được thiết kế để lưu lại trong các hạch bạch huyết nhằm sản sinh kháng thể chống nhiễm trùng, tuy nhiên nghiên cứu phát hiện ra rằng một lượng nhỏ đã đi vào máu.

"Mức độ vắc xin đi vào máu ở mỗi cá nhân là khác nhau, điều này có thể giải thích một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu và mệt mỏi, được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin", Yi Ju, đồng tác giả của nghiên cứu từ khoa khoa học tại Đại học RMIT, giải thích trên trang của Đại học RMIT.

Tuy nhiên, ông Ju nhấn mạnh lượng vắc xin đi vào máu rất nhỏ nên vắc xin mRNA vẫn an toàn và hiệu quả.

"Hiểu được mối quan hệ hệ quả giữa lượng vắc xin lưu thông trong máu và các tác dụng phụ này sẽ là một lĩnh vực quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai", ông cho biết.

"Bằng cách hiểu được sự phân bố sinh học của các thành phần này, chúng ta có thể cung cấp thông tin tốt hơn về các thiết kế vắc xin trong tương lai để giảm thiểu rủi ro. 

Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những hiểu biết có giá trị về việc cải thiện vắc xin mRNA để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn", giáo sư Stephen Kent của Viện Doherty, đồng tác giả, nhấn mạnh.

Kể từ khi vắc xin mRNA Covid-19 đầu tiên được công bố, các nhà khoa học đã khai thác công nghệ này để phát triển vắc xin và liệu pháp điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư.

Khác với các loại vắc xin truyền thống sử dụng vi rút đã bị làm suy yếu, vắc xin công nghệ mRNA này sử dụng hướng dẫn di truyền để thúc đẩy cơ thể sản xuất một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Có thể được phát triển nhanh chóng, khả năng thích ứng với các biến thể mới đã giúp loại vắc xin này trở nên phổ biến trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ăn ít hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Theo Medical News Today, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện qua một mô hình chuột rằng ăn ít calo hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

Đăng ngày: 21/10/2024
Nước hoa, xịt thơm, lăn khử mùi... có thể gây hại phổi

Nước hoa, xịt thơm, lăn khử mùi... có thể gây hại phổi

Nước hoa, lăn khử mùi, keo xịt tóc, chai xịt thơm... có thể giúp bạn thơm tho hơn, tự tin hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe, theo nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 21/10/2024
Khám phá ra cách một loại protein chống lại HIV và Herpes

Khám phá ra cách một loại protein chống lại HIV và Herpes

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại protein liên kết với hệ thống miễn dịch của con người ngăn chặn HIV-1 và virus herpes simplex-1.

Đăng ngày: 17/10/2024
Mọi biện pháp kéo dài tuổi thọ sắp trở nên vô hiệu?

Mọi biện pháp kéo dài tuổi thọ sắp trở nên vô hiệu?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy giấc mơ kéo dài tuổi thọ của con người sắp đụng độ một giới hạn không thể vượt qua.

Đăng ngày: 17/10/2024
Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 - 88%.

Đăng ngày: 16/10/2024
Hàn Quốc thử nghiệm thuốc kéo dài tuổi thọ đột phá

Hàn Quốc thử nghiệm thuốc kéo dài tuổi thọ đột phá

Thuốc kéo dài tuổi thọ IU1 đã đem lại kết quả hứa hẹn trong 2 giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.

Đăng ngày: 15/10/2024
Thành phần dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm có đáng tin?

Thành phần dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm có đáng tin?

Nếu bạn từng muốn biết chính xác trong thực phẩm đóng gói của mình có những gì, có lẽ bạn đã quen thuộc với biểu đồ dinh dưỡng đen trắng trên nhãn thực phẩm.

Đăng ngày: 14/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News