Đại học Harvard tạo vi khuẩn có khả năng hấp thụ CO2 và sản xuất năng lượng

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) vừa tạo ra loại vi khuẩn biến đổi gene mới, có thể thu CO2 trong không khí và chuyển nó thành năng lượng. Chẳng những làm giảm lượng khí carbon dioxide dư thừa đang tác động tiêu cực đến khí hậu Trái đất, thành công này được cho là còn có khả năng bảo tồn nhiên liệu hóa thạch có mặt trên hành tinh chúng ta.

Trong nghiên cứu của mình cùng các nhà sinh vật học thuộc Trường Y Harvard đã thiết kế một loại vi khuẩn biến đổi gene gọi là Ralston eutropha, cho phép chúng hấp thụ khí hydro và carbon dioxide, sau đó chuyển thành nhiên liệu cồn.

"Ngay bây giờ, chúng tôi đang tạo ra isopropanol, isobutanol, isopentanol", ông Nocera cho biết. "Đây là tất cả những loại rượu mà bạn có thể đốt cháy một cách trực tiếp. Nó đến từ hydro sản xuất sau quá trình tách nước, và hít thở CO2. Đó là những gì loại vi khuẩn này thực hiện". Ralston eutropha có nhiệm vụ hấp thu hydro và CO2, sau đó chuyển chúng thành adenosine triphosphate (ATP), hỗ trợ quá trình chuyển đổi thành nhiên liệu cồn nhờ các gene đặc biệt được chèn vào vi khuẩn.

Đại học Harvard tạo vi khuẩn có khả năng hấp thụ CO2 và sản xuất năng lượng
Giáo sư Daniel Nocera, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu​.

Các ứng dụng thực tiễn đến từ một loại vi khuẩn có khả năng hít vào CO2, và tạo ra năng lượng là không giới hạn. "Chúng đang ăn hydro, đó là nguồn thức ăn duy nhất, và sau đó chúng hít vào khí CO2, rồi tiếp tục nhân lên. Chúng sinh sản và tăng trưởng theo cấp số nhân", giáo sư Nocera chia sẻ.

Nocera được biết đến là người đã phát minh ra lá nhân tạo cách đây 5 năm, khi ông còn làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts ( MIT - Mỹ). Lúc bấy giờ, sản phẩm của ông đã thật sự gây chấn động với khả năng bắt chước quá trình quang hợp ở lá cây thật, cho phép nó biến nước thành oxy và hydro. Hydro - một loại nhiên liệu đốt sạch, thường được tạo ra từ khí thiên nhiên, trong một quá trình kèm theo việc phát ra khí nhà kính. Vào thời điểm ra mắt, "lá nhân tạo" đã không mang đến hiệu quả như kỳ vọng, theo ông Nocera, bởi lúc bấy giờ, thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho nhiên liệu hydro.

"Nếu tôi cung cấp cho bạn hydro tái tạo của mình, điều duy nhất bạn có thể làm với nó là thổi phồng một quả bong bóng", ông nói. "Không có cơ sở hạ tầng dành cho hydro". Tuy nhiên, nếu hydro từ lá có thể kết hợp với CO2 để tạo ra nhiên liệu cồn, nhiên liệu đó có thể được sử dụng như cách mà bạn dùng dầu diesel ở hiện tại. Đó là điều mà giáo sư Nocera cùng các cộng sự của mình đang hướng đến.

Năm ngoái, Nocera tuyên bố ông sẽ tiếp tục làm việc với vi khuẩn trong nỗ lực tạo ra nhiên liệu, và các nhà khoa học khác từng cho rằng sẽ rất khó khăn để điều đó mang đến hiệu quả. Thời điểm đó, Nocera cho biết phương pháp của ông có thể thu được hiệu suất cao hơn khoảng 5 lần so với các nhà máy. Cho đến tháng 5 vừa qua tại Đại học Chicago, ông thông báo vi khuẩn của mình đã có thể chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng với hiệu quả gấp 10 lần so với các nhà máy thông thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News