Đại học ở Trung Quốc phát triển thành công vật liệu tàng hình giống tắc kè hoa

Vật liệu tàng hình do nhóm nghiên cứu ở Đại học Khoa học và Công nghệ điện Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ phát triển vật liệu thay đổi màu sắc ở cấp độ phân tử dựa trên ánh sáng xung quanh, tạo ra một dạng ngụy trang mới có thể giúp mọi người hòa lẫn vào môi trường giống như tắc kè hoa, MSN hôm 4/12 đưa tin. "Nói cách khác, áp dụng công nghệ này vào quần áo có thể khiến một cá nhân trở nên vô hình", trưởng nhóm nghiên cứu Wang Dongsheng, cho biết. Theo Wang và đồng nghiệp ở Đại học Khoa học và Công nghệ điện Trung Quốc, vật liệu mới có nhiều ứng dụng tiềm năng trong quân sự, kiến trúc,...


Dung dịch SAP thay đổi màu sắc tùy theo môi trường xung quanh. (Ảnh: Techspot).

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances, nhóm nghiên cứu cho biết họ quyết định biến ngụy trang chủ động thành một chức năng của vật liệu đổi màu, trong quá trình mang tên đổi màu tự thích ứng (SAP). Mấu chốt đối với quá trình biến đổi là một hợp chất phân tử thay đổi cấu trúc khi tiếp xúc với bước sóng ánh sáng cụ thể. Đối với mắt thường, vật liệu dường như hòa lẫn hoàn hảo với môi trường.

Trong tự nhiên, cả tắc kè hoa và bạch tuộc đều dựa vào ngụy trang chủ động, thay đổi diện mạo để hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Những hệ thống nhân tạo thường đạt được hiệu ứng thông qua thiết bị điện tử phức tạp, dẫn tới chi phí cao và tính khả dụng hạn chế. Ngược lại, công nghệ SAP cung cấp một cách đơn giản và hiệu quả hơn để đạt hiệu ứng ngụy trang chủ động mà không cần nguồn điện ngoài hoặc thiết bị điện tử bên trong, theo nhóm nghiên cứu.

Để chứng minh điều này, họ đặt một bình trong suốt chứa đầy dung dịch SAP vào hộp acrylic trong mờ có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lá cây và vàng, sau đó quan sát dung dịch đổi màu tương ứng. Trong một thí nghiệm khác, bình chứa có thể hòa lẫn vào xung quanh khi đặt trong môi trường có màu sắc trùng khớp như bụi cây màu đỏ, xanh lá cây hoặc vàng, trong vòng 30 - 80 giây.

Công nghệ cũng có thể ứng dụng làm lớp phủ. Bằng cách tích hợp polycaprolactone (PCL), nhóm nghiên cứu phát triển màng phim và lớp phủ SAP có thể dùng với nhiều bề mặt khác nhau, cho phép ngụy trang chủ động với vật thể rắn. Theo nghiên cứu, khả năng thay đổi màu sắc nhanh của vật liệu SAP mở ra nhiều tiềm năng mới thú vị trong các lĩnh vực như mã hóa hoặc công nghệ tàng hình. Do vật liệu hoạt động đáng tin cậy trong dải nhiệt độ từ -20 đến 70 độ C, chúng rất phù hợp cho ứng dụng quân sự và kiến trúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu

Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm

Tìm ra công nghệ pin vĩnh cửu không gây ô nhiễm

Các hệ thống năng lượng dựa trên loại pin mới này có thể cải thiện việc lưu trữ năng lượng lâu dài dựa trên cơ chế đặc biệt.

Đăng ngày: 26/06/2025
Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing

Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Đăng ngày: 24/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não

Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News