Đại hồng thủy "sốc lạnh" tiêu diệt sự sống Trái đất

Hai nghiên cứu mới của Mỹ nhắm vào dấu vết một siêu núi lửa ở Ấn Độ đã tiết lộ sự thật về sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của đa số loài trên Trái đất, bao gồm cái chết của loài khủng long.

Sự kiện tuyệt chủng xảy ra vào kỷ Phấn Trắng, giết chết loài khủng long và hàng loạt sinh vật khác trên khắp Trái đất, có thể xảy đến do tác động đồng thời của một vụ va chạm tiểu hành tinh khổng lồ và một siêu núi lửa, theo 2 nghiên cứu mới đến từ Đại học California ở Berkeley (UC Berkeley) và Đại học Princeton (Mỹ).

Những dấu vết địa chất tìm thấy ở một mỏ đá phía bắc Mumbai - Ấn Độ đã cung cấp bằng chứng của một siêu núi lửa từng gây "đại hồng thủy" dung nham trong suốt những năm tăm tối bậc nhất trong lịch sử Trái đất.

Đại hồng thủy sốc lạnh tiêu diệt sự sống Trái đất
Các dấu tích từ một mỏ đá Ấn Độ tiết lộ một siêu núi lửa đã gây nên thời kỳ tăm tối hàng chục ngàn năm trên Trái đất - (ảnh: COURTNEY SPRAIN).

Chuỗi phun trào kinh khủng nhất của siêu núi lửa này có thể kéo dài 30.000-50.000 năm và theo các tính toán, trùng khớp với thời điểm xảy ra đại tuyệt chủng hơn 66 triệu năm về trước.

Chuỗi phun trào khủng khiếp này bắt đầu từ trước khi tiểu hành tinh hoặc một sao chổi khổng lồ gây ra hố Chicxulub đường kính hơn 180 km ở Mexico rơi xuống Trái đất. Kẻ xâm lược từ không gian này đã kích thích núi lửa phun trào mạnh hơn. Theo các dữ liệu mới, 3/4 lượng dung nham phun ra từ siêu núi lửa này trào ra sau cú va chạm.

Các vụ phun trào liên tiếp của siêu núi lửa đã gây ra một hiện tượng gọi là "bẫy Deccan", có thể mô tả như một cơn đại hồng thủy chảy dài đến hơn 500km, phủ kín một phần địa phận Ấn Độ ngày nay. Có nơi cơn lũ dung nham dày đến 2km.

Đại hồng thủy sốc lạnh tiêu diệt sự sống Trái đất
Bản đồ "Bẫy Deccan" tại Ấn Độ - (ảnh: COURTNEY SPRAIN)

Giai đoạn đầu của chuỗi phun trào, khí núi lửa thoát ra có thể chính là nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu trong vòng 400.000 năm cuối của kỷ Phấn Trắng, trong đó nhiệt độ tăng trung bình đến 8 độ C. Các sinh vật cố gắng thích nghi bằng cách tiến hóa phù hợp với điều kiện nhà kính.

Nhưng sau đó, giai đoạn hoạt động dữ dội hơn của núi lửa và cú va chạm từ không gian bắt đầu giải phóng vô số bụi lên bầu khí quyển, che mất ánh nắng mặt trời, tạo ra một "mùa đông chết chóc" kéo dài nhiều năm. Một số khí làm mát cũng được núi lửa giải phóng và khiến toàn thế giới rơi vào một cú sốc lạnh lẽo sau thời kỳ nóng lên toàn cầu.

Đại hồng thủy sốc lạnh tiêu diệt sự sống Trái đất
Một khu vực của Ấn Độ nơi dung nham từng đạt độ dày lên tới 1,2km- (ảnh: COURTNEY SPRAIN).

Chính cú sốc lạnh này khiến hầu hết các sinh vật chết đi và không bao giờ phục hồi được, biến mất hoàn toàn khỏi hồ sơ hóa thạch toàn cầu mà chúng ta gọi nôm na là "sự tuyệt chủng hàng loạt".

Các nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân sự kiện tuyệt chủng 252 triệu năm trước

Các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân sự kiện tuyệt chủng 252 triệu năm trước

Khoảng 252 triệu năm trước, Trái Đất đã trải qua sự tàn phá thảm khốc đến mức quét sạch gần như toàn bộ sự sống trên hành tinh.

Đăng ngày: 25/02/2019
Hóa thạch tiết lộ tổ tiên của

Hóa thạch tiết lộ tổ tiên của "vua các loài khủng long"

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện loài bạo long cổ xưa nhất trên Trái Đất được cho là tổ tiên của khủng long bạo chúa T-rex.

Đăng ngày: 22/02/2019
Phát hiện tàn tích của nền văn minh hơn 1.500 năm tuổi tại Argentina

Phát hiện tàn tích của nền văn minh hơn 1.500 năm tuổi tại Argentina

Các nhà khảo cổ Argentina đã phát hiện 130 cấu trúc nhà ở với nhiều vật dụng bên trong tại khu vực núi Andes, với những dấu tích của một nền văn minh cổ xưa có niên đại cách đây 1.500 năm.

Đăng ngày: 22/02/2019
Cao răng cổ đại cho thấy người mông cổ đã biết sử dụng sữa từ 3.000 năm trước

Cao răng cổ đại cho thấy người mông cổ đã biết sử dụng sữa từ 3.000 năm trước

Các dấu vết protein trên răng giúp khẳng định các loại sữa bò và cừu đã được tiêu thụ ở Mông Cổ từ năm 1300 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 20/02/2019
Phát hiện cây cầu nối châu Á và Bắc Mỹ

Phát hiện cây cầu nối châu Á và Bắc Mỹ

Trước ngày con tàu huyền thoại của Christopher Columbus cập bến Châu Mỹ rất xa, các vị tổ tiên đã bước thẳng từ châu Á sang châu Mỹ bằng… đường bộ, nhờ "cây cầu thời gian" Bering Land.

Đăng ngày: 19/02/2019
Hang động lâu đời nhất nước Anh được bao phủ với các dấu hiệu của

Hang động lâu đời nhất nước Anh được bao phủ với các dấu hiệu của "phù thuỷ"

Có một hang động ở Anh có niên đại từ Kỷ băng hà cuối cùng, người cổ đại đã khắc những hình ảnh về thế giới của họ vào tường.

Đăng ngày: 18/02/2019
Nhện cổ đại hóa thạch có mắt phát sáng sau 110 triệu năm

Nhện cổ đại hóa thạch có mắt phát sáng sau 110 triệu năm

Đôi mắt của những con nhện hóa thạch từ kỷ Phấn trắng phát sáng trong đêm tối, giúp chúng cải thiện tầm nhìn khi săn mồi.

Đăng ngày: 18/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News