Đám cưới của hoàng tử, công chúa ngày xưa diễn ra như thế nào?

Dưới thời Nguyễn, đám cưới của hoàng tử, công chúa được tiến hành bài bản, theo các quy định định thể.

Theo đó, đám cưới của hoàng tử nhà Nguyễn chỉ kéo dài trong một ngày. Đám cưới của công chúa phải tiến hành 3 ngày ngắt quãng với rất nhiều nghi lễ khác nhau.

Hoàng tử lấy vợ

Hoàng tử lấy vợ được gọi là nạp phi. Đám cưới thường được tiến hành sau khi hoàng tử đã ra ở phủ riêng. Qua những lần trò chuyện, vua đề cập chuyện riêng tư, xem có quan đại thần nào muốn gả con cho hoàng tử không.

Sau khi một ông quan nhận gả con gái cho hoàng tử, hôn lễ được cử hành theo ngày, giờ do Khâm Thiên Giám (cơ quan chuyên lo về lịch pháp) xác định.

Trước khi nạp tài một hôm, buổi lễ thiết triều ở điện Cần Chánh được tổ chức, vua ban bố thời gian tiến hành hôn lễ.

Đám cưới của hoàng tử, công chúa ngày xưa diễn ra như thế nào?
Lễ cưới vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.

Ngày lễ bắt đầu, 2 viên quan Chánh, Phó sứ cầm mao tiết, bưng tráp thiếp đến một ngôi nhà Văn Võ Công Thự. Các lễ vật được sắp đặt sẵn trên các án sơn son thiếp vàng gồm 2 thỏi vàng, 4 thỏi bạc, 2 cây gấm, 20 cây vải tốt, một đôi xuyến, một đôi hoa tai, một con bò, một con heo được sơn đỏ tất cả.

Đoàn người lên đường đến nhà gái gồm 2 quan Chánh, Phó sứ, vài vị đại thần cùng phu nhân, quân lính gánh vật phẩm.

Sau khi đến nhà gái, các lễ vật được để ngay ngắn trên bàn (trâu bò để ngoài sân). Quan Chánh sứ đứng bên trái, Phó sứ đứng bên phải, bố mẹ cô dâu đứng trước án. Theo lời xướng của viên quan bộ lễ, họ cùng lạy 5 lần rồi cung kính nhận lễ vật.

Trong ngày này, vua triều Nguyễn ban một cuốn sách bằng vàng, nói về cuộc hôn phối giữa hoàng tử và hoàng phi, ghi rõ lý lịch của 2 người, sắm mũ, áo, giày, kiệu… cho bà phi mới.

Bấy giờ, nhà cô dâu đã bày sẵn hương án để đặt kim sách. Sau khi đọc xong, kim sách sẽ được trao lại cho cô dâu để đặt lên hương án. Hành lễ xong, những người hầu mới sẽ mời cô dâu ngồi lên ghế rồi vái tạ.

Sau khi các nghi lễ kết thúc, gia đình nhà gái tổ chức các nghi lễ khoản đãi nhà trai, trước khi cô dâu về phủ ông hoàng. Ngay ngày hôm sau, cha mẹ cô dâu sẽ vào cung để làm lễ tạ ơn vua và hoàng hậu.

3 ngày cho đám cưới của công chúa

Theo sách “Đời sống trong cung đình triều Nguyễn”, cưới công chúa phải có 6 lễ, tiến hành trong 3 ngày ngắt quãng.

Ngày thứ nhất được gọi là “lễ nạp thái”. Gia đình nhà trai đưa lễ vật vào cung gồm một con trâu, một con lợn, 2 mâm trầm, 2 vò rượu, 2 cây gấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, một đôi bông tai, một cái trâm vàng, 2 chuỗi ngọc, 16 thỏi bạc.

Tới nơi, vị chủ hôn bày gấm, lụa, trầu cau lên bàn thờ, vàng bạc được trao cho công chúa.

Đám cưới của hoàng tử, công chúa ngày xưa diễn ra như thế nào?
Một nghi lễ trong cung triều Nguyễn.

Ngày thứ hai tiến hành “lễ nạp trưng” và “lễ nạp cát”. Phẩm vật phục vụ lễ này gồm 4 con trâu, 4 con bò, 2 con lợn, rượu, gấm, vải vóc, vàng thỏi, bạc thỏi…

Sau các lễ trên, vua sai đại thần mang lễ đi cáo các lăng miếu. Trước lễ thành thân 3 ngày, hoàng cung dẫn đường cho công chúa đi lạy tạ các miếu, hoàng hậu, thái hậu.

Trước đám cưới 2 ngày, vua sai quan Khâm mạng tới thăm phủ đệ phò mã, cho đem giường thất bảo, màn bát tiên… tới trang hoàng.

Ngày thứ ba của lễ cưới sẽ tiến hành “lễ diện nhan”. Nghi lễ này mang ý nghĩa cầu tự cho công chúa, phò mã có “con đàn cháu đống”. Tiếp đó là lễ “thân nghinh” - trải giường nằm cho đôi vợ chồng mới.

Sau đó, phò mã mặc lễ phục vào cung vái lạy vua, xin cho đón công chúa và nghe vua ban lời giáo huấn. Phò mã ngồi đợi tại một gian phòng, 4 bên màn che, sáo phủ. Công chúa đội mũ ngũ phượng, mặc áo bào đỏ, thêu hoa tròn, chim phượng, đi hài màu đỏ, theo tì nữ đến hầu vua cha và mẫu hậu để nghe giáo huấn trước khi về nhà chồng.

Khi kiệu hoa dừng bước trước cửa Tả Đoan, công chúa bước ra, phò mã mời công chúa lên kiệu, rước về phủ. Theo quy định, khi kiệu công chúa ra khỏi hoàng thành, phò mã mới được lên kiệu.

Phò mã cưỡi ngựa che 2 lọng, lính hầu đi trước dẫn đường. 300 binh sĩ cầm quạt, nghi trượng, phường nhạc theo sau. Theo bên kiệu công chúa có 6 nàng hầu, mặc áo mã tiên, 2 người cầm lộng đèn thắp nến, 2 người cầm nhành thiên tuế, 2 người ôm lồng ngỗng, 4 người ôm tráp trầu và hộp hương, 12 vị hoàng thân và phò mã, 4 viên quan văn võ cùng phu nhân đi lọng dẫn đường.

Về đến phủ, đám cưới rước thẳng vào cửa chính, tiến hành các nghi lễ tiếp theo để bố cáo tổ tiên. Hôm sau, công chúa ra mắt cha mẹ chồng. Đến ngày thứ 9, hai vợ chồng vào chầu vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu.

Của hồi môn của công chúa được cấp tùy đời vua, chú rể được phong làm Phò mã Đô úy - chủ yếu ngồi không ăn lương, dự các yến tiệc trong ngày lễ, hoặc theo vua đi hầu các nơi.

Lễ cưới công chúa được thay đổi theo từng đời vua. Sau thời Tự Đức, hôn lễ được tiến hành tại Tôn Nhơn Phủ - nơi thờ của họ Nguyễn Phúc (họ vua chúa triều Nguyễn). Các lễ vật của phò mã ngày càng giảm bớt, dễ dãi hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phò mã Đại Việt 2 lần đánh bại Đế quốc Angkor là ai?

Phò mã Đại Việt 2 lần đánh bại Đế quốc Angkor là ai?

Người dân quê ông vẫn khắc ghi và truyền tụng mãi câu chuyện về ông như một niềm tự hào, biết ơn vô hạn.

Đăng ngày: 01/09/2021
Đi ở rể, bị vợ lột sạch đồ, chàng trai nghèo đỗ tiến sĩ nước Việt

Đi ở rể, bị vợ lột sạch đồ, chàng trai nghèo đỗ tiến sĩ nước Việt

Bị vợ lột sạch quần áo, đuổi ra khỏi nhà, nhờ một người xa lạ, ông thi đỗ tiến sĩ mở đường cho con cháu vinh hiển. Đó là chuyện đời của Uông Sĩ Đoan.

Đăng ngày: 31/08/2021
Danh tướng uống rượu bằng mũi, giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Danh tướng uống rượu bằng mũi, giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Uống rượu bằng mũi, ăn bằng tay, giỏi ngoại ngữ, khiến sứ thần các nước cúi đầu thán phục - đó là những giai thoại ít biết về danh tướng Trần Nhật Duật.

Đăng ngày: 30/08/2021
Đế quốc La Mã thần thánh - Đế chế kỳ lạ nhất lịch sử

Đế quốc La Mã thần thánh - Đế chế kỳ lạ nhất lịch sử

Cái Đế quốc La Mã thần thánh ấy không thần thánh, chẳng phải La Mã, mà cũng không hẳn là đế quốc đúng nghĩa.

Đăng ngày: 25/08/2021
Ngày Quốc tế dành cho những người thuận tay trái 13/8

Ngày Quốc tế dành cho những người thuận tay trái 13/8

Hôm nay 13/8, chính là " Ngày quốc tế người thuận tay trái"(Left-Handers Day).

Đăng ngày: 13/08/2021
Lịch sử ít biết đến về trà - Đồ uống phổ biến thứ hai thế giới sau nước

Lịch sử ít biết đến về trà - Đồ uống phổ biến thứ hai thế giới sau nước

Ngày nay, trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới, với thị trường toàn cầu vượt xa tất cả các đối thủ gần nhất đứng sau nó cộng lại.

Đăng ngày: 12/08/2021
6 cuốn sách đặc biệt trong lịch sử Việt Nam: Bộ nào được viết lâu nhất?

6 cuốn sách đặc biệt trong lịch sử Việt Nam: Bộ nào được viết lâu nhất?

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử lớn bậc nhất của nước ta trong suốt chiều dài lịch sử với những tư liệu quý, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc sau này.

Đăng ngày: 12/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News