Dân Hàn Quốc đổ xô săn tìm thiên thạch rơi
Hàng trăm người Hàn Quốc đã đổ xô săn tìm các mảnh vỡ của một thiên thạch rơi xuống phía đông nam thành phố Jinju của nước này.
Sau một trận mưa thiên thạch được ghi nhận vào ngày 9/3, hàng trăm người đã đổ xô tìm kiếm những mảnh vỡ của thiên thạch tại những vùng đồi và trên ruộng lúa gần miền đông bắc thành phố Jinju, Hàn Quốc. Một số thợ săn kho báu còn mang theo cả cả thiết bị định vị GPS và thiết bị dò kim loại.
“Các phương tiện truyền thông đã thổi phồng khi cho rằng thiên thạch có thể mang lại sự giàu có. Điều này đã tạo ra một cơn sốt tìm kiếm thiên thạch tại Hàn Quốc”, một quan chức thuộc Cơ quan di sản văn hóa Hàn Quốc (CHAK) cho biết.
Mảnh thiên thạch nặng 9kg được tìm thấy gần thành phố Jinju, Hàn Quốc
Mảnh đầu tiên của thiên thạch với trọng lượng 9kg đã được tìm thấy trong một nhà kính ở gần thành phố Jinju. Mảnh thứ hai nặng 4kg được tìm thấy bởi một người dân địa phương khác. Các nhà khoa học khẳng định cả hai hòn đá này đều có nguồn gốc từ không gian.
“Bởi vì thiên thạch được cho là đã vỡ thành nhiều hơn hai mảnh trên bầu khí quyển của Trái đất, nên vẫn còn khả năng tìm thấy thêm các mảnh thiên thạch khác. Mặc dù vậy, ước tính chính thức chưa được khẳng định”, một quan chức của Viện nghiên cứu địa cực Hàn Quốc tiết lộ.
Những người săn tìm của cải hy vọng họ sẽ bán các mảnh thiên thạch với giá cao. Theo giá bán trên thị trường hiện tại, mảnh nặng 9kg có thể được bán với giá 90.000 USD. Một nhà săn tìm thiên thạch người Mỹ đã có mặt tại thành phố Jinju và đề nghị mọi người bán cho ông ta mất cứ mảnh thiên thạch nào mà họ thấy.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-Won đã đề nghị chính phủ nên mua lại những mảnh thiên thạch để nghiên cứu hoặc trưng bày. Trong khi đó, các quan chức CHAK cho biết cơ quan này mong muốn giữ thiên thạch được tìm thấy như một tài sản văn hóa và không muốn chúng bị đưa ra nước ngoài.
Mưa thiên thạch xảy ra khi hàng trăm thiên thạch bị đốt cháy khi bay qua bầu khí quyển của Trái đất. Một số mảnh thiên thạch không bị đốt cháy hoàn toàn và rơi xuống mặt đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
